Thuỷ điện Thượng Kon Tum: Hạn chế ảnh hưởng xấu khi tích nước

Thủy điện Thượng Kon Tum có công suất lắp máy 220MW, nằm trên địa bàn 2 xã Đăk Tăng, Ngọc Tem, huyện Kon Plông và xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy do Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công vào năm 2009.

Theo thiết kế, để phục vụ phát điện, công trình xây hầm chuyển nước từ nhánh sông Đăk Snghé thuộc huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum sang sông Trà Khúc tỉnh Quảng Ngãi. Dư luận lo lắng liệu sông Đăk Snghé và Đăk Bla có bị “bức tử” khi công trình trên tích nước.

Công trình thủy điện Thượng Kon Tum chạy trong đường hầm dài gần 20km nên lượng tích nước cũng không nhiều.


Trước thực trạng trên, chủ đầu tư công trình đã nghiên cứu tính toán lại để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của công trình. Ông Huỳnh An, Phó trưởng Ban quản lý dự án thủy điện khẳng định: Ban đầu cũng dự tính sẽ xả nước về sông Đăk Snghé với dung lượng 0,5 mét khối/giây (như đánh giá tác động môi trường của công trình) nhưng trước thực trạng trên, Ban quản lý đang tính nâng lượng nước xả về sông là 3 mét khối/giây để đảm bảo dòng chảy sinh thái ở hạ lưu.

Trong khi đó, theo số liệu từ Trung tâm khí tượng thủy văn Kon Tum đo tại thời điểm mùa cạn nước nhất của sông Đăk Snghé trong năm 2013 (thời điểm thủy điện chưa tích nước) thì lượng nước ở thượng nguồn đập thủy điện trên sông Đăk Snghé là 1,06 mét khối/giây, sau đập là 3,95 mét khối/giây. “Nếu Thủy điện Thượng Kon Tum trả đủ, trả đều lượng nước 3 mét khối/giây thì lượng nước đủ cho dòng chảy sinh thái ở hạ lưu đập vì còn lượng nước từ 2 nhánh sông nhỏ khác là Đăk Pône và Đăk Khe hợp lưu cùng suối Đăk Snghé với lưu lượng là 1,2 mét khối/giây (mùa khô kiệt)”- ông Nguyễn Văn Huy, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn Kon Tum khẳng định.

Được biết, Công trình thủy điện Thượng Kon Tum có cột nước cao hơn 800m, chạy trong đường hầm dài gần 20km nên lượng tích nước cũng không nhiều. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Văn Huy thì lượng nước sông Đắk Snghé chỉ chiếm khoảng 15 - 20% lượng nước ở sông Đắk Bla (theo tính toán của chủ đầu tư thì lượng nước chiếm khoảng 12%), với sông Sê San thì rất nhỏ.

Trên cơ sở đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư đã giảm công suất lắp đặt từ 250MW xuống còn 220MW. Điều chỉnh cao trình (từ 1.177m xuống 1.163m); điều chỉnh diện tích rừng bị ngập từ gần 400 ha xuống còn hơn 280 ha, diện tích đất nông nghiệp, hộ tái định cư cũng giảm theo.

Trước thông tin cho rằng việc dẫn nguồn nước từ sông Đăk Snghé về Trà Khúc có thể khiến cho sông Đăk Snghé và Đăk Bla trở thành dòng sông chết, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất của nhân dân và môi trường sinh thái, gây hoang mang lo lắng cho người dân…, tại cuộc làm việc với đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên chiều 17/6, tỉnh Kon Tum tiếp tục kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương đánh giá cụ thể tác động của công trình này đối với môi trường.


Bài, ảnh: Cao Nguyên

Làng mới ở vùng tái định cư Thủy điện Thượng Kon Tum
Làng mới ở vùng tái định cư Thủy điện Thượng Kon Tum

Dự án thủy điện Thượng Kon Tum có công suất 220MW, đã được triển khai gần 4 năm qua, đến nay đang gấp rút hoàn thành việc thi công hồ chứa để sớm phát điện. Trước khi có dòng điện này, tại vùng tái định canh, định cư của công trình, một làng mới cũng dần hiện hữu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN