Thuốc nội 'thua' trên cả hai sân

Chất lượng thuốc tân dược sản xuất trong nước được đánh giá không thua kém gì so với các loại thuốc ngoại, thế nhưng các nhà máy sản xuất thuốc tại Việt Nam hiện chỉ hoạt động với khoảng 50% công suất. Nhiều doanh nghiệp dược cho rằng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thuốc “nội” đang bị "thắt nút" từ đầu ra.

Thuốc sản xuất trong nước không chỉ cạnh tranh với thuốc ngoại mà còn cạnh tranh với thuốc trong nước.


Vừa cạnh tranh thuốc “ngoại”

Bà Huỳnh Thị Lan, Giám đốc công ty Mekophar (TP Hồ Chí Minh), cho biết các doanh nghiệp dược Việt Nam đang gặp khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Tương tự, doanh nghiệp dược liên doanh với Pháp khá nổi tiếng là Sanofi cũng thừa nhận rằng, lo ngại nhất hiện nay của họ vẫn là đầu ra.

“Sanofi có vốn sở hữu nước ngoài chiếm tỷ lệ 75%, đang đầu tư tiếp dây chuyền sản xuất dược theo công nghệ hiện đại nhất, thế nhưng điều mà công ty đang ngại nhất vẫn là đầu ra như thế nào”, đại diện Sanofi cho biết.

Theo bà Lan, ngoài việc xuất khẩu sang nước ngoài gặp khó khăn, thuốc “nội” còn phải cạnh tranh với cả thuốc “ngoại” trên chính thị trường của mình.

“Thuốc ngoại muốn nhập vào Việt Nam thì khá dễ dàng, trong khi đó thuốc “nội” muốn xuất khẩu lại gặp nhiều rào cản thương mại như: Phải mời chuyên gia của họ sang kiểm tra về dây chuyền sản xuất, nguyên liệu, chất lượng... và toàn bộ chi phí này phải do doanh nghiệp chi trả. Bên cạnh đó, giá đăng ký thuốc ở nước ngoài đắt hơn nhiều so với ở Việt Nam”, bà Lan cho biết.

Dưới góc độ nhà quản lý, bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, cũng nhận định rằng, khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp dược “nội” chính là đầu ra và đa phần các doanh nghiệp phải tự bươn chải để giải bài toán này.

“TP Hồ Chí Minh là một trong những thành phố có số lượng bệnh viện lớn nhất nước và những sản phẩm dược do các doanh nghiệp tại thành phố sản xuất cũng được đánh giá là đạt chất lượng tốt, thế nhưng sản phẩm của họ cũng khó tiêu thụ trong nước. Trong khi đó, muốn xuất khẩu ra nước ngoài, doanh nghiệp phải đối diện với hàng rào kỹ thuật hết sức chặt chẽ

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 25 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP WHO, trong tổng số 127 nhà máy của cả nước (chiếm tỷ lệ 20%), với đủ các loại hình sản xuất đa dạng như: tư nhân, liên doanh, liên kết...

của nước ngoài. Họ bày đủ cách, đến kiểm tra dây chuyền sản xuất, thẩm định chất lượng... Thế nhưng ngược lại, từ trước đến nay, chúng ta chỉ mới đi kiểm tra được một nhà máy sản xuất thuốc của Ấn Độ, trong khi Ấn Độ đang là nhà xuất khẩu thuốc hàng đầu vào nước ta với 12.160 số đăng ký/28.000 số đăng ký thuốc ngoại”, bà Phong Lan cho biết.

“Thuốc ngoại vào thị trường trong nước là “thượng vàng hạ cám” vì giá đăng ký thuốc quá rẻ so với ở nước ngoài. Nếu tình trạng trên tiếp tục tái diễn trong thời gian tới thì doanh nghiệp dược trong nước chịu không nổi”, bà Huỳnh Thị Lan, nói.

Vừa đối chọi sân nhà


Theo phân tích của những người trong ngành, hạn chế lớn nhất của ngành dược trong nước hiện nay là nguyên liệu, hóa chất sản xuất thuốc… đều phải nhập khẩu. Trong khi đó, giá nhập khẩu nguyên liệu luôn cao, khiến các doanh nghiệp dược khó cạnh tranh với nước ngoài.

Để tồn tại được, các nhà sản xuất thuốc buộc phải tìm cách đấu thầu để làm sao đưa thuốc của mình vào bệnh viện. Và vì thế, thuốc “nội” không chỉ cạnh tranh với thuốc “ngoại”, mà còn phải cạnh tranh khốc liệt với nhau ngay cả trên sân nhà.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, hiện TP Hồ Chí Minh có 25 nhà máy sản xuất thuốc, thì đa phần đều sản xuất trùng lắp nhau và chủ yếu là tập trung vào các loại thuốc thông thường như: Giảm nhiệt, giảm đau, kháng sinh... ít tập trung vào sản xuất các loại thuốc đặc trị như ung thư, tim mạch…

Do đó, để được trúng thầu vào trong bệnh viện, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau về giá. Chính vì có quá nhiều sản phẩm trùng lặp, cộng thêm khó xuất khẩu ra nước ngoài, các nhà máy sản xuất dược trong nước chỉ mới hoạt động khoảng 50% công suất.

Theo ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, để tồn tại và cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong nước cần liên kết để sản xuất ra những sản phẩm có trị giá cao, chứ không chỉ dừng lại ở những sản phẩm giống nhau.

“Trong những năm qua, thành phố cũng đã có những sự hỗ trợ bằng cách ưu tiên cho thuốc Việt đưa vào trong các bệnh viện. Chẳng hạn, chỉ riêng thuốc generic (thuốc cùng hoạt chất không có bản quyền) mỗi năm vào trong các bệnh viện có tổng giá trị 3.800 tỷ đồng thì trong đó thuốc Việt Nam đạt 2.600 tỷ đồng. Tuy nhiên để tự “cứu” mình thì doanh nghiệp vẫn cần những giải pháp lâu dài và bền vững hơn”, ông Bỉnh cho biết.


Đan Phương
“Thùng thuốc nổ” phân bón tự phát
“Thùng thuốc nổ” phân bón tự phát

Vụ nổ xưởng sản xuất tại Công ty Đặng Huỳnh, quận 12, TP Hồ Chí Minh, làm 3 người chết, 5 người bị thương... lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về sự nguy hiểm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh phân bón tự phát.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN