Thêm nhiều cơ chế đặc thù

Để đạt được mục tiêu thu hút vốn FDI trong năm 2014 cũng như những năm tiếp theo một cách hiệu quả, bền vững, dựa trên những thế mạnh riêng của mình, các tỉnh thành ở khu vực Đông Nam Bộ đã chủ động có thêm nhiều chính sách ưu đãi để "mời gọi" doanh nghiệp FDI, qua đó đóng vai trò đầu tàu của cả nước trong việc thu hút các nguồn từ bên ngoài.

 

Bà Bồ Ngọc Thu, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai, cho biết: Nhằm đạt mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài thêm 900 triệu USD trong năm 2014, Đồng Nai đã có những chính sách ưu đãi, nhất là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án mới, dự án mở rộng cho doanh nghiệp FDI. Cụ thể, các dự án này sẽ được ưu đãi với mức thuế 22%, miễn hai năm đầu và giảm 50% cho 4 năm tiếp theo; doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp cũng được giảm mức thuế phổ thông từ 25% hiện nay xuống 22%.

 

Đồng Nai cũng có những chính sách, cơ chế hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp FDI vừa và nhỏ. Những dự án FDI mới gắn với việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa vào Đồng Nai có tổng vốn đầu tư dưới 100 tỷ đồng, số lao động dưới 300 người sẽ được ưu tiên hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục hành chính và hỗ trợ một phần kinh phí trong việc thực hiện hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, làm con dấu, đăng ký mã số thuế, báo cáo đánh giá tác động môi trường...

 

Để chủ động thu hút nguồn vốn đầu tư FDI, vừa qua,TP Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng một khu kỹ nghệ để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản. Khu kỹ nghệ Vie-Pan này được đầu tư tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (Nhà Bè) với quy mô lên đến 100 ha được đầu tư với mục đích hỗ trợ doanh nghiệp từ A đến Z, doanh nghiệp vào đầu tư chỉ tập trung lo sản xuất, kinh doanh.

 

Theo ông Lê Mạnh Hà, trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, TP Hồ Chí Minh có lợi thế về vị trí, số lượng và trình độ của người lao động, các điều kiện để nhà đầu tư sống, hạ tầng xã hội tốt như bệnh viện, trường học quốc tế, trung tâm mua sắm... Đây là những lợi thế hiếm có địa phương nào có được. Về chính sách chung, thành phố đã chuẩn bị về hạ tầng trong các khu công nghiệp, đều có khu xử lý nước thải tập trung nhằm bảo vệ môi trường, giúp nhà đầu tư an tâm.

 

Nhằm phục vụ nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương đã xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, nhất là 26/28 khu công nghiệp được quy hoạch với diện tích lên đến hơn 9.000 ha, trong đó có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn với kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị quỹ đất sạch lớn sẵn sàng đáp ứng nhanh cho các nhà đầu tư triển khai dự án; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ các nhà đầu tư; tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai và minh bạch; quan tâm giải quyết những vướng mắc để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp...

 

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tin tưởng rằng, trong năm 2014 với thêm nhiều điều kiện thuận lợi, đặc biệt là việc khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương và khánh thành đưa vào hoạt động Khu hành chính tập trung của tỉnh vào tháng 2 vừa qua, sẽ là động lực lớn để thu hút các nhà đầu tư FDI lựa chọn Bình Dương là điểm đến. Bình Dương đã đặt mục tiêu thu hút hơn 1 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014.

 

Thu Hường - Lê Nghĩa - Anh Tuấn

Vốn FDI vẫn “chảy” mạnh vào Bình Dương
Vốn FDI vẫn “chảy” mạnh vào Bình Dương

Theo UBND tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn "chảy" mạnh vào địa phương với số vốn cấp phép lên đến 815 triệu USD. Riêng trong tháng 5, vốn FDI cấp phép đạt trên 65 triệu USD.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN