Sau khi trừ chi phí, người dân lãi từ 120-180 triệu đồng/ha đối với thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ lãi gần 250-270 triệu đồng/ha.
Theo anh Nguyễn Văn Hồng, xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành, nhờ áp dụng kỹ thuật xông đèn cho trái nghịch mùa đúng quy trình kỹ thuật, sản lượng thanh long đạt từ 15- 20 tấn/ha đối với thanh long ruột trắng và đạt 15 tấn/ha cho thanh long ruột đỏ.
Nông dân huyện Châu Thành (Long An) chăm sóc cây thanh long sắp tới kỳ thu hoạch. Ảnh: Trường Giang/TTXVN |
Hiện người dân huyện Châu Thành đã trồng trên 6.500 ha thanh long; trong đó có hơn 3.000 ha thanh long ruột trắng và gần 4.500 ha thanh long ruột đỏ.
Ông Võ Văn Vấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, huyện đang cùng với ngành chức năng triển khai thực hiện đề án 2.000 ha thanh long ứng dụng công nghệ cao.
Theo đó, huyện khuyến cáo và hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình GAP. Hội nông dân huyện vận động thành lập các tổ liên kết sản xuất thanh long sạch.
Cụ thể, nông dân phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa do mình sản xuất, đảm bảo đạt chuẩn; các thành viên trong tổ sản xuất phải phối hợp liên kết với nhau nhằm đáp ứng số lượng lớn thanh long cho thị trường.
Ngoài ra, người dân không được sử dụng các loại thuốc hóa học có chất kích thích cấm sử dụng trên cây ăn trái, không được bón phân hữu cơ chưa qua xử lý trên cây thanh long để bảo đảm vệ sinh môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.