Các nhóm đối tượng được tỉnh hỗ trợ gồm, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa bằng xe 2 bánh, 3 bánh, xe tải nhỏ từ 2 tấn trở xuống tại các chợ, bến bãi, lái xe mô tô 2 bánh chở khách (xe ôm), lái xe công nghệ 2 bánh; bán vé xổ số kiến thiết; bán hàng rong, sửa chữa đồ gia dụng, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; lao động giúp việc gia đình, lao động trong các cơ sở giáo dục tư thục, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập ký hợp đồng khoán việc có quyết định thôi việc;
Bên cạnh đó, các đối tượng tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, chăm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail), lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao, lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Mức hỗ trợ một lần là 1,5 triệu đồng/người có thời gian nghỉ việc, mất việc từ 15 ngày trở lên. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách và nguồn quy động hợp pháp khác.
UBND tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Bà Võ Thanh Thủy, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết thêm, những người được hỗ trợ theo quyết định kể trên phải là đối tượng thuộc diện người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do); người cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh, mất việc làm không có thu nhập, hoặc thu nhập thấp hơn 1 triệu/đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồng/tháng đối với khu vực thành thị. Hoặc do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa, hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 từ 15 ngày trở lên trong thời gian từ 15/5 đến 31/12/2021.