Tăng cường phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, bệnh lợn tai xanh 

Chiều 5/11, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị về phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn tỉnh.

Chú thích ảnh
Chốt kiểm dịch tại xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, dịch tả lợn châu Phi xuất hiện đầu tiên tại 1 hộ chăn nuôi của xã Văn Xá, huyện Kim Bảng ngày 27/2/2019 và nhanh chóng lan rộng 111 xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh với hơn 132.600 con lợn đã phải tiêu hủy. Thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi gây ra rất lớn, khoảng trên 500 tỷ đồng.

Đến ngày 14/2/2020, 100% xã trên địa bàn tỉnh công bố hết dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, đến ngày 20/9/2020, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trở lại tại 3 hộ chăn nuôi của xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân. Đến nay, dịch đã lây lan ra 52 hộ chăn nuôi của 6 xã của tỉnh với tổng số lợn đã tiêu hủy là  445 con, trọng lượng hơn 22.700 kg. Tại một số địa phương khác trong tỉnh cũng đã có hiện tượng lợn chết rải rác không rõ nguyên nhân.

Bên cạnh đó, bệnh lợn tai xanh cũng đã xuất hiện tại xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân từ ngày 13/10/2020, đến nay, số lợn đã tiêu hủy là 50 con với tổng trọng lượng 1.680 kg.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Nguyễn Mạnh Hùng, qua việc kiểm tra giám sát phòng, chống dịch ở các địa phương trong tỉnh cho thấy, việc giám sát, phát hiện và báo cáo dịch bệnh ở nhiều địa phương chậm do không có lực lượng thú y cơ sở tiếp cận người chăn nuôi, thông tin dịch bệnh không được cập nhật hoặc cập nhật chậm dẫn đến dịch bệnh không được báo các, xác minh thông tin dịch bệnh không được kịp thời, chính xác, xử lý không quyết liệt làm lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, ý thức chấp hành công tác phòng, chống của nhiều hộ chăn nuôi còn chưa tốt; chưa thường xuyên thực hiện việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường trong chăn nuôi; vẫn còn tình trạng vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường gây ô nhiễm và lây lan dịch bệnh…

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng cho biết, năm 2019, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi của tỉnh. Sau một thời gian được khống chế, bệnh dịch đã tái xuất hiện và có chiều hướng gia tăng. Ngoài ra, bệnh tai xanh trên đàn lợn cũng đã xuất hiện trên địa bàn huyện Lý Nhân.

Để làm tốt phòng, chống dịch bệnh tả lợn châu Phi, tai xanh trên đàn lợn cũng như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng yêu cầu các địa phương rà soát kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch, củng cố lực lượng thú y cơ sở tổ chức thực hiện tốt iêm vắc xin phòng bệnh bổ sung cho đàn vật nuôi; tăng cường giám sát, phát hiện dịch bệnh sớm, khoanh vùng xử lý kịp thời khi ổ dịch mới phát sinh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Ngành nông nghiệp thôn tỉnh tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức, phát triển sản xuất và phòng, chống dịch bệnh, đồng thời phối hợp với các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra, vào địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Tin, ảnh: Nguyễn Chinh (TTXVN)
Dịch tả lợn châu Phi trở lại, Bình Phước triển khai các phương án đối phó
Dịch tả lợn châu Phi trở lại, Bình Phước triển khai các phương án đối phó

Sau khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại xã Minh Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước), chính quyền địa phương đã triển khai ngay các phương án nhằm khống chế, dập dịch ngăn lây lan sang các địa bàn lân cận.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN