Theo đó, tỉnh Đồng Nai sẽ thu hồi hơn 2,5 triệu m2 diện tích đất nông nghiệp và phi nông nghiệp trên địa bàn 9 xã thuộc huyện Xuân Lộc, tại vị trí 4 gồm đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm thuộc xã Xuân Hòa với mức định giá là 120.000 đồng/m2.
Tiếp đến là vị trí 3 thuộc xã Xuân Hưng với nhóm đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm được định giá từ 200.000 – 220.000 đồng/m2. Vị trí 1, thuộc nhóm đất ở nông thôn đường Quốc lộ 1A xã Xuân Tâm được định giá cao nhất là hơn 4,8 triệu đồng/m2. Đối với những vị trí đất thuộc các xã còn lại có giá được định từ hơn 200.000 – 2,5 triệu đồng/m2 tùy vào từng vị trí và loại đất.
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có tổng chiều dài 99 km, là dự án thành phần của dự án đường cao tốc Bắc - Nam cửa ngõ phía Đông. Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có điểm đầu nằm trên tuyến đường từ Quốc lộ 1A đi Mỹ Thạnh (địa phận tỉnh Bình Thuận) điểm cuối kết nối với tuyến đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.
Riêng chiều dài tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đi qua địa bàn Đồng Nai dài 51,5 km, qua 4 huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh. Để bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, tỉnh Đồng Nai phải thu hồi hơn 412 ha đất tại 4 huyện. Đến nay, việc thu hồi đất tại các huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất và thành phố Long Khánh đã cơ bản hoàn thành, người dân đã nhận tiền bồi thường.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, dự kiến quý III/2020 sẽ khởi công xây dựng tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết.