Nhiều tín hiệu vui cho xuất khẩu gạo trong các tháng cuối năm

Do nhu cầu tăng cao từ những thị trường nhập khẩu gạo truyền thống, các tháng cuối năm được xem là cơ hội cho ngành lúa gạo Việt Nam bứt phá tăng cường giá trị xuất khẩu, hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Thời điểm tháng 9, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo dồn dập nhận nhiều tin vui. Tại Philippines, quốc gia này đang có nhu cầu nhập khẩu thêm 500.000 - 800.000 tấn gạo bổ sung kho dự trữ cạn kiệt và ổn định giá gạo trong nước. Thị trường các nước khác như Indonesia, châu Phi... cũng có nhu cầu nhập khẩu ở những tháng cuối năm nhằm đối phó với tình hình sản xuất suy giảm do bão lũ.

Chú thích ảnh
Xuất khẩu gạo Việt Nam các tháng cuối năm đón nhiều tin vui.

Riêng nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, nhiều thương nhân đang xúc tiến làm việc trực tiếp với các đối tác doanh nghiệp trong nước nhằm đẩy mạnh quan hệ song phương, đáp ứng nhu cầu nhập khẩu gạo lâu dài.

Theo đại diện Bộ Công Thương, Trung Quốc hiện đang đứng vị trí đứng đầu nhập khẩu gạo tại Việt Nam, chiếm khoảng 30% trên tổng lượng gạo Việt Nam xuất khẩu và có vai trò quan trọng trong việc gia tăng kim ngạch. Mới đây, các doanh nghiệp nước bạn vừa kết thúc chuyến tham quan thực địa kho chứa và cơ sở sản xuất, chế biến gạo của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tiêu biểu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Các đối tác đã có những nhận xét tốt, cũng như tin tưởng về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm gạo của ta. Phía bạn mong muốn tiếp tục hợp tác thương mại gạo và đẩy mạnh việc phân phối trong hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Đông.

Tại đất nước láng giềng và là đối thủ xuất khẩu gạo mới của Việt Nam - Campuchia, sản lượng lúa gạo của nước bạn đang bị sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của lũ lụt liên tiếp. Điều này sẽ góp phần làm cho xuất khẩu gạo của nước này trong các tháng tới giảm sút. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, đây là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở phân khúc cao cấp có cơ hội tiếp cận những thị trường châu Âu, Trung Quốc...

Chú thích ảnh
Với những quy định mới cởi trói trong xuất khẩu gạo sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho hạt gạo Việt bay xa.

Trong khi đó, với việc Chính phủ vừa thông qua Nghị 107/2018 mới về xuất khẩu gạo đã thổi một sinh khí mới cho ngành sản xuất lúa gạo trong nước. Ngay trong tháng 9 này, việc xuất khẩu gạo không còn là sân chơi của các ông lớn mà đã chia sẻ cơ hội đến với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các quy định về kho chứa, cơ sở xay xát, thủ tục hải quan... cũng được đơn giản hơn rất nhiều.

"Nhờ vậy xuất khẩu gạo sẽ có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu với chủng loại đa dạng hơn. Cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo cao cấp, gạo đặc sản đến các thị trường đầy tiềm năng như Trung Quốc, châu Âu, châu Phi, Iraq... sẽ đến nhiều hơn. Do có lợi thế về giá khi giảm được chi phí xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước sẽ cạnh tranh tốt với những đối thủ Ấn Độ, Thái Lan ở các thị trường châu Phi, Iraq...", ông Trương Thanh Phong, cố vấn Tập đoàn Golden Resources Development International. Ltd. H.K, nhận xét.

Số liệu khảo sát sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng lúa vụ hè thu vừa thu hoạch xong và vụ thu đông sắp tới có khả năng đạt hơn 23 triệu tấn, góp phần nâng sản lượng lúa cả năm đạt gần 44 triệu tấn, tăng hơn 1,2 triệu tấn so với năm 2017. Riêng khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2018, ước đạt khoảng 4,4 triệu tấn, kim ngạch hơn 2,2 tỷ USD, tăng gần 7% về khối lượng và tăng hơn 22,% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.

Lê Nghĩa/Báo Tin tức
Khai mạc Lễ hội lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long
Khai mạc Lễ hội lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long

Tối 15/6, tại Công viên phường 3, thành phố Tân An, tỉnh Long An đã khai mạc Lễ hội lúa gạo và Triển lãm nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ I.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN