Ngành tôm của Thái Lan lao đao vì dịch bệnh, giá thấp

Ngành tôm tại Thái Lan đang lao đao trước tình trạng dịch bệnh bùng phát và giá giảm so với cùng kỳ năm ngoái, ảnh hưởng không nhỏ ngành chế biến và sinh kế người dân.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Bangkokpost

Hiệp hội Tôm Thái Lan cho biết sản lượng tôm của nước này dự kiến ​​sẽ giảm 4% so với cùng kỳ năm trước do dịch bệnh bùng phát và giá tôm giảm. Ông Ekapoj Yodpinit, Chủ tịch Hiệp hội Tôm nói rằng tổng sản lượng tôm năm 2024 dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 270.000 tấn, từ mức 280.000 tấn của năm ngoái. Sự suy giảm này được đánh giá là do dịch bệnh bùng phát và thời tiết bất ổn, ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống và điều kiện nuôi.

Giá cả giảm khiến một số người dân phải hoãn chu kỳ canh tác mới. Để ứng phó với những thách thức này, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan đã xác định ưu tiên giải quyết các vấn đề của ngành tôm biển như một phần của chương trình nghị sự quốc gia.

Mối lo ngại lớn nhất là hội chứng tôm chết sớm (EMS). Vấn đề này đã gây gánh nặng trong 11 năm qua và dường như vượt quá khả năng giải quyết của người dân.

Ngành tôm Thái Lan đang thúc giục chính phủ thực hiện các biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề dịch bệnh trong vòng 3 năm tới. Nếu giải quyết thành công sẽ có thể giúp người dân đạt được mục tiêu sản xuất, đồng thời đưa thực phẩm chất lượng cao trở lại thị trường và phục hồi ngành quan trọng này.

Ông Ekapoj nói rằng: "Ngành này muốn chính phủ phân bổ 2 tỷ baht để giải quyết những thách thức của ngành tôm, có khả năng giúp giảm thiểu thiệt hải hơn 600 tỷ baht, đồng thời tăng sản lượng tôm chất lượng cao của Thái Lan lên 400.000 tấn trong 3 năm".

Khu vực nửa trên của phía Nam Thái Lan đóng góp tới 37% tổng sản lượng tôm của nước này. Khu vực nửa dưới của phía Nam tại vùng bờ biển Andaman đóng góp 23%. Trong khi đó, khu vực phía Đông với 20%, khu vực miền Trung với 10% và khu vực ở Vịnh Thái Lan với 10%.

Từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, Thái Lan đã xuất khẩu 109.048 tấn tôm, trị giá 34 tỷ baht, giảm 1% về khối lượng và giảm 6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2024, Thái Lan dự kiến ​​xuất khẩu 120.000-130.000 tấn tôm, trị giá khoảng 40 tỷ baht, tương tự như năm ngoái. Tuy nhiên, Hiệp hội Tôm Thái Lan cho rằng nếu hội chứng tôm chết sớm (EMS) vẫn chưa được giải quyết thì lĩnh vực xuất khẩu có thể gì giảm sút về cả khối lượng và giá trị vào năm 2025.

Theo ông Ekapoj, các thị trường xuất khẩu tôm chính của Thái Lan là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Hiện nay, Ecuador là quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới, là đối thủ cạnh tranh với xuất khẩu của Thái Lan. Ecuador sản xuất 1,3-1,4 triệu tấn tôm hàng năm, đóng góp 20% GDP của nước này. Ông Ekapoj cho biết thêm, bất kỳ sự phá giá nào trên thị trường toàn cầu cũng có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm của Thái Lan.

Sản lượng sản xuất tôm toàn cầu dự kiến ​​đạt 5,04 triệu tấn trong năm nay, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Huy Huy/Báo Tin tức (Theo Bangkokpost)
Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững
Kinh nghiệm của Malaysia trong phát triển thủy sản bền vững

Phóng viên TTXVN tại Malaysia đã có cuộc phỏng vấn Vụ trưởng Vụ Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và An ninh lương thực Malaysia, ông Adnan Hussain, cùng Giám đốc Trung tâm Đối ngoại và An ninh Hàng hải, bà Sumathy Permal, về kinh nghiệm của Malaysia cũng như mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực phát triển thủy sản bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN