Lạng Sơn khuyến cáo doanh nghiệp tính thời gian hợp lý đưa hàng lên cửa khẩu

Để tránh nguy cơ thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và thương nhân, giảm bớt áp lực tại các bến bãi trong cửa khẩu, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xem xét, cân nhắc và tính toán thời gian hợp lý để đưa hàng hóa đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn.

Ngày 20/8, trao đổi với phóng viên, Giám đốc sở Công thương tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Đình Đại cho biết, hiện nay số lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là xe chở hàng nông sản vẫn tiếp tục đưa lên cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị. Do đó, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng ùn ứ tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt trong bối cảnh lực lượng chức năng cửa khẩu phía Trung Quốc đang áp dụng chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch. 

Chú thích ảnh
Lực lượng biên phòng cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) phân luồng xe chở hàng, tránh tập trung đông người và phương tiện. 

Để tránh nguy cơ thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và thương nhân, giảm bớt áp lực tại các bến bãi trong cửa khẩu, Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn đã đề nghị các doanh nghiệp và các đơn vị liên quan xem xét, cân nhắc và tính toán thời gian hợp lý để đưa hàng hóa đến các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Điều này giúp cho việc xuất khẩu hàng nông sản qua cử khẩu được thuận lợi.

Đồng thời, các địa phương quản lý chặt việc tuân thủ các quy định về phòng chống dịch COIVD-19 đối với lái xe, người đi cùng phương tiện từ vùng trồng, vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tới khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn.

Lãnh đạo Sở Công Thương cũng lưu ý, hiện nay việc giao nhận hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh giữa phía Trung Quốc và Việt Nam đã có sự thay đổi. Lái xe và chủ hàng Việt Nam không được sang bên kia biên giới để giao dịch mà phải giao phương tiện cho lái xe chuyên trách phía Trung Quốc thực hiện giao hàng. Sau khi giao hàng xong, lái xe phía Trung Quốc sẽ trao trả phương tiện tại bãi xe.

Để đảm bảo giao dịch mua bán thuận lợi, đối với các phương tiện chở hàng đã có đầy đủ hợp đồng mua bán với đối tác phía Trung Quốc, doanh nghiệp hai bên tự chủ động trao đổi, thống nhất phương thức giao nhận hàng và điều khiển phương tiện vận chuyển.

Đối với các phương tiện chở hàng chưa có hợp đồng mua bán đôi bên thì doanh nghiệp, chủ hàng phải lựa chọn ủy thác cho doanh nghiệp có năng lực, uy tín để đứng ra giao dịch và giữa các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong quá trình giao dịch.

Theo cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn, hiện nay có từ 60-80% các loại trái cây tươi của Việt Nam được thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh sang Trung Quốc.

Ông Đinh Trung Kiên, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý cửa khẩu thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cho biết, trong ngày 19/8 đã có 196 phương tiện xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh; trong đó, có 116 xe Thanh Long; số phương tiện tồn chờ xuất khẩu tại bãi xe Bảo Nguyên là 208 xe.

Tin, ảnh: Nguyễn Quang Duy (TTXVN)
Lưu ý doanh nghiệp về thay đổi quy trình giao nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh
Lưu ý doanh nghiệp về thay đổi quy trình giao nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) vừa cho biết, phía Trung Quốc yêu cầu thay đổi quy trình giao nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh với lý do để nâng cấp việc phòng chống dịch của phía bạn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN