Kinh tế Trung Quốc giảm tốc

Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 9/9 đã công bố một loạt số liệu mới nhất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, theo đó tăng trưởng sản xuất công nghiệp của các nhà máy tại Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua, chỉ còn 8,9% từ mức 9,2% trước đó.

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Ảnh Internet.


Điều này cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ phải có thêm các biện pháp kích thích kinh tế.

Giá lương thực tăng với tốc độ 3,4% cũng đã đẩy lạm phát trong tháng 8 tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức tăng 1,8% của tháng 7 và nếu giá lương thực tiếp tục tăng cao hơn thì có thể sẽ tác động tiêu cực đến những nỗ lực phục hồi tăng trưởng của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh các đối tác hàng đầu của Bắc Kinh như châu Âu đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng nợ và nhịp độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ vẫn chậm.

Tuy nhiên, một số dữ liệu khác của cơ quan trên lại cho thấy áp lực lạm phát có thể sẽ giảm trong một vài tháng tới khi giá thành sản xuất giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước và so với mức giảm 2,9% trong tháng 7.

Cũng theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua và chỉ đạt 7,6% trong quý II, và là quý giảm thứ 6 liên tiếp.

Alistair Thornton, chuyên gia phân tích của IHS Global Insight, nói: "Rõ ràng là các biện pháp kích thích kinh tế (của Trung Quốc) đã được đưa ra cho đến nay chưa có tác động đến tăng trưởng. Vì vậy tăng trưởng tiếp tục chậm lại, đầu tư tiếp tục suy yếu và nền kinh tế đang trở nên tồi tệ hơn".

Tuy nhiên, doanh số bán lẻ - thước đo chi tiêu tiêu dùng, trong tháng 8 lại tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2011, và nhỉnh hơn một chút so với mức tăng 13,1% của tháng 7.

Bắc Kinh đã cắt giảm lãi suất 2 lần kể từ tháng 6, nhưng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vẫn còn đang khá thận trọng sau bài học từ gói kích thích kinh tế khổng lồ năm 2008. Theo ông Thornton, Bắc Kinh không muốn lặp lại những sai lầm của 4 năm trước, nhưng với nhịp độ suy giảm kinh tế như hiện nay, họ không có lựa chọn và để thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc hiện ưu tiên nhiều hơn cho những công cụ hỗ trợ khác như kích thích tài khóa, mà cụ thể là đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Hành động này thể hiện qua việc Bắc Kinh đã thông qua 55 dự án cơ sở hạ tầng với danh mục khá đa dạng, từ đường xe điện ngầm tới đường cao tốc, với trị giá lên đến trên 1.000 tỷ nhân dân tệ (157 tỷ USD). Số liệu chính thức cho biết, đầu tư vào tài sản cố định đô thị - thước đo chủ chốt mức chi tiêu của chính phủ cho hạ tầng cơ sở, trong 8 tháng đầu năm 2012 đã tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái.


Hải - Chi
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc là mối nguy lớn với châu Á
Kinh tế Trung Quốc giảm tốc là mối nguy lớn với châu Á

Theo cuộc thăm dò ý kiến do Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) mới công bố, việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại được xem là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tăng trưởng của châu Á.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN