Theo đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 28.837 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 4.450 tỷ đồng.
Như vậy, trong 7 tháng năm 2023, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 208.729 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đạt 52,18% kế hoạch năm và Ngân hàng Chính sách xã hội huy động được 4.450 tỷ đồng, đạt 18,27% kế hoạch.
Đáng chú ý, lãi suất huy động trái phiếu Chính phủ của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm cuối tháng 7 giảm từ 5 đến 20 điểm cơ bản so với cuối tháng 6.
Cụ thể lãi suất trúng thầu phiên cuối cùng trong tháng 7 của các kỳ hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 1,8%; 2,4%; 2,6%; 2,75% và 3,1%. Trái phiếu kỳ hạn 15 và 10 năm trúng thầu chiếm tỷ trọng vượt trội, lần lượt là 50,92% và 39,35% so với tổng khối lượng phát hành.
Về giao dịch thứ cấp trái phiếu Chính phủ, tháng 7 có tổng giá trị giao dịch đạt 109.611 tỷ đồng, giảm 29,23% so với tháng 6, bình quân đạt 5.220 tỷ đồng/phiên; trong đó, giao dịch Outright (giao dịch mua bán thông thường) chiếm 79,78%, còn lại là giao dịch Repos (hợp đồng mua lại).
Lợi suất giao dịch bình quân của công cụ nợ giảm nhiều nhất ở các kỳ hạn 15-20 năm, 2 năm và 5-7 năm, tương ứng 20,27%; 11,11% và 11,08% so với cùng kỳ tháng trước, tăng nhiều nhất ở các kỳ hạn 25-30 năm và 20-25 năm, tương ứng 9,44% và 7,78% so với cùng kỳ tháng trước.
Về kỳ hạn giao dịch của công cụ nợ, các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất trong tháng là kỳ hạn 15 năm, 20-25 năm, và 10 năm với tỷ trọng so với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường tương ứng là 21,45%; 18,58% và 17,23%.