Hàng hóa lưu thông trên thị trường cần được kiểm tra chất lượng

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Cục Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) tổ chức hội thảo góp ý “Dự thảo Thông tư Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”.

Chú thích ảnh
Ngày 1/9/2022, Tổ Liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang cho biết, vừa phối hợp cùng lực lượng chức năng phát hiện phát hiện 4 xe ô tô tải vận chuyển số lượng lớn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn thành phố Châu Đốc, An Giang. Ảnh minh họa: TTXVN phát

Phát biểu khai mạc chương trình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nguyễn Hoàng Linh nhấn mạnh sự cần thiết ban hành Thông tư Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn cũng như đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh chân chính, giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ, thống nhất, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường...

Bà Cao Thị Thu Hà, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết: Dự thảo Thông tư được chia thành 5 Chương, 15 Điều, cụ thể: Chương 1: Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5); Chương 2: Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra (từ Điều 6 đến Điều 8); Chương 3: Xử lý vi phạm (từ Điều 9 đến Điều 10); Chương 4: Tổ chức thực hiện (từ Điều 11 đến Điều 13); Chương 5: Điều khoản thi hành (từ Điều 14 đến Điều 15); Phụ lục: Gồm 14 mẫu biểu. Dự thảo Thông tư lần này đã điều chỉnh và bổ sung một số nội dung như: Tại khoản 1 Điều 3 dự thảo thông tư quy định về hàng hóa lưu thông, bổ sung: hàng hóa lưu thông “bao gồm cả hàng hoá trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử”; kiểm tra đối với hàng hóa kinh doanh trên các trang thương mại điện tử, ngoài kiểm tra theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, người có thẩm quyền kiểm tra tiến hành kiểm tra so sánh tính thống nhất của thông tin trên các trang mạng bán hàng với thực tế của hàng hóa được kiểm tra”.

Tại khoản 1 Điều 8 dự thảo thông tư bổ sung nội dung “Đối với hàng hóa có kích thước lớn, hàng hóa có giá trị lớn..., Bộ quản lý ngành, lĩnh vực thống nhất bằng văn bản với Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy định về lấy mẫu để kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”; Đồng thời, sổ sung khoản 4 Điều 8 về thanh lý mẫu “Hết thời hạn lưu mẫu, mẫu được đưa ra khu bảo quản. Định kỳ 6 tháng hoặc hàng năm cơ quan kiểm tra tiến hành thanh lý mẫu lưu theo quy định (bán thanh lý); đối với các mẫu vi phạm về chất lượng thì cơ quan kiểm tra tiêu hủy theo quy định của pháp luật”.

Đặc biệt, dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Điều 9 về xử lý vi phạm: Đối với các vi phạm chưa có quy định về việc xử lý vi phạm hành chính, đoàn kiểm tra ghi rõ trong biên bản kiểm tra và yêu cầu chủ sở hữu hàng hóa thực hiện hành động khắc phục trước khi tiếp tục lưu thông hàng hóa. Khi khắc phục xong chủ sở hữu hàng hóa báo cáo bằng văn bản kèm theo bằng chứng khắc phục về cơ quan kiểm tra. Hết thời hạn báo cáo quy định tại Biên bản kiểm tra, nếu chủ sở hữu hàng hóa không thực hiện hành động khắc phục và gửi báo cáo theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thì cơ quan kiểm tra xem xét việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên hàng hóa và hành vi vi phạm.

Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, kiểm soát viên chất lượng sẽ xử lý theo quy định. Tùy thuộc vào mức độ, phạm vi ảnh hưởng, hậu quả của lô hàng không phù hợp về chất lượng, Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ nơi bán hàng, tên trang thương mại điện tử đăng ký bán hàng, tên hàng hóa và sự không phù hợp của hàng hóa. Sau khi phát hiện và xử lý hàng hóa lưu thông trên thị trường vi phạm hành chính, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm tiến hành kiểm tra hoặc thông báo cho cơ quan kiểm tra tương ứng nơi có cơ sở cung cấp hàng hóa đó kiểm tra theo quy định pháp luật. Trong quá trình kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ cho người có thẩm quyền xử lý vi phạm xem xét, quyết định.

Ngoài ra, dự thảo Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác như: Quy định về chủ sở hữu hàng hóa; Kiểm soát viên chất lượng chỉ được tiến hành kiểm tra độc lập theo quyết định phân công của cơ quan kiểm tra; sửa đổi, bổ sung một số biểu mẫu cho phù hợp với thực tế và các quy định khác của pháp luật... 

Cũng tại hội thảo góp ý “Dự thảo Thông tư Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường”, đại diện các ban, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp, các ý kiến này sẽ được tập hợp, trở thành tư liệu quan trọng giúp Ban soạn thảo hoàn thiện Thông tư cho kịp thời, chính xác và phù hợp để sớm ban hành.

HL (TTXVN)
Tạo động lực, môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng hàng hóa
Tạo động lực, môi trường cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng hàng hóa

Chiều 30/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" năm 2021 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2022.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN