Từ năm 2019, khi nhà máy nước Sông Hồng chưa đi vào hoạt động, nguồn nước sẽ được lấy từ hệ thông cấp nước Sông Đà cấp nước cho 3 xã Hạ Mỗ, Liên Hồng, Liên Hà.
Đến năm 2020, khi đã có nguồn từ nhà máy nước Sông Hồng, sẽ cấp nước cho 5 xã còn lại đảm bảo bao phủ toàn bộ 8 xã của dự án.
Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án được đăng ký trên nguyên tắc do các nhà đầu tư tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về tính chính xác phù hợp theo quy định.
Việc xây dựng phương án giá nước phải tuân thủ quy định hiện hành tại Nghị định số117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007, Nghị định số 124/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Thông tư liên bộ số 75/2012/TTLT-BTC-BXD-BNNPTNT ngày 15/5/2012 của Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các quy định liên quan khác của Nhà nước và thành phố.
Dự án được triển khai sẽ xây dựng hệ thống mạng lưới cấp nước phân phối, dịch vụ, đấu nối cấp nước cho người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn các xã và vùng phụ cận; xây dựng hệ thống cấp nước phù hợp với quy hoạch cấp nước đã được duyệt khớp nối đồng bộ với hệ thống mạng lưới truyền dẫn theo quy hoạch thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước mặt sông Hồng, góp phần cải thiện và nâng cao sức khỏe người dân.
Quá trình tổ chức triển khai dự án đảm bảo vốn chủ sở hữu và vốn huy động để triển khai dự án theo đúng tiến độ được phê duyệt; xây dựng phương án giá bán nước phù hợp với quy định của nhà nước và giá nước hiện hành của thành phố đang thực hiện làm cơ sở tổ chức thực hiện và hoạch toán chi phí tại doanh nghiệp.
Lựa chọn, sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, dùng ống nước có thời hạn sử dụng 30 - 50 năm, đảm bảo tiêu chuẩn đáp ứng chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo hiệu quả đầu tư và không gây ảnh hưởng đến môi trường.