Theo đó, tại phía Bắc, các tuyến đường thủy dự kiến bổ sung, thay thế đèn tín hiệu mới gồm: sông Hồng (từ Việt Trì đến ngã ba Nậm Thi, từ ngã ba Việt Trì cũ đến bến đò Phú Khê); sông Đuống từ ngã ba Cửa Dâu đến Keo; sông Lô, Trà Lý, Chanh; luồng đường thủy ven biển khu vực tỉnh Quảng Ninh (Cẩm Phả - Hạ Long, Hòn Đũa - Cửa Đối; tuyến Vân Đồn - Cô Tô; Móng Cái - Vân Đồn - Cẩm Phả.
Cùng với đó là các sông Bằng Giang, Cầu, Thương, Lục Nam, Đuống (đoạn từ Mỹ Lộc đến Keo), Thái Bình (đoạn từ Ngã ba Lấu Khê đến ngã ba Lác), Kinh Thầy, Kinh Môn, Lai Vu, Mạo Khê, Thái Bình, Văn Úc, Mía - Cầu Xe, các tuyến sông Cấm - Hàn, Phi Liệt - Đá Bạch, sông Đào Hạ Lý, Ruột Lợn, sông Đà…
Tại miền Trung có tuyến sông Thu Bồn và Trường Giang. Còn phía Nam có các tuyến: hồ Trị An, các sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Tiền (đoạn từ cảng Mỹ Tho 500m đến ngã ba Vàm Sa Đéc và đến biên giới Việt Nam - Campuchia), Cổ Chiên, Hàm Luông, Măng Thít, rạch và kênh Mỏ Cày, kênh Trà Vinh, kênh Tháp Mười số 1, kênh Tháp Mười số 2, kênh Hồng Ngự Vĩnh Hưng…
Trước đó, giai đoạn 2017 - 2019, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hạ tầng đường thủy quốc gia. Trong đó, đầu tư hơn 2.500 đèn tín hiệu ban đêm dùng năng lượng mặt trời và gắn thiết bị định vị GPS. Loại đèn này được quản lý tự động (vị trí, cường độ sáng, chế độ chớp…) thông qua kết nối tín hiệu tự động với Trung tâm giám sát an toàn giao thông đường thủy, giúp kịp thời phát hiện sự bất thường, thay đổi của phao và đèn tín hiệu.
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đang triển khai dự án tích hợp công nghệ thông tin trong lĩnh vực đường thủy nội địa từ Chương trình Aust4Transport do Chính phủ Australia tài trợ, với kinh phí khoảng 6,8 tỷ đồng để cải tạo, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý chuyên ngành đường thủy…