Đề xuất giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản tại Quảng Ninh

Ngày 24/11/2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2023; phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Chú thích ảnh
Bè nuôi hàu của ngư dân Vân Đồn. Ảnh: Trọng Chính/TTXVN

Tại hội nghị, đại diện phòng kinh tế/Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các địa phương; các đơn vị, tổ chức kinh doanh vật tư, thuốc thú y thủy sản và các hộ nông dân nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản năm 2023 và bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 tại địa phương.

Trong năm 2023, công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại Quảng Ninh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý. Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Ninh, tất cả các địa phương đã xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh ngành nông nghiệp trên địa bàn từng địa phương. Một số địa phương đã bố trí nhân lực, kinh phí cho hoạt động giám sát dịch bệnh thủy sản chủ động và dự trữ hóa chất trong phòng chống dịch bệnh.

Chú thích ảnh
Kiểm tra chất lượng của hàu Thái Bình Dương sau 2 tháng nuôi thả. Ảnh: Việt Cường

Một số địa phương trọng điểm đã có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn trong việc thực hiện nội dung thu mẫu đối tượng thủy sản nuôi giám sát chủ động, giám sát bị động, phản ánh kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh trong khu vực, giúp người dân chủ động trong công tác phòng chống dịch, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.

Năm 2023, diện tích thủy sản bị nhiễm bệnh tại Quảng Ninh đối với tôm nuôi là 109,85 ha, chiếm tỷ lệ 1,4 % so tổng diện tích tôm nuôi, đảm bảo giới hạn mục tiêu kế hoạch giai đoạn đề ra ( dưới 5%) và diện tích nuôi tôm bị nhiễm bệnh chỉ bằng 72,77% so với năm 2022.

Công tác đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong công tác phòng chống dịch bệnh ngành nông nghiệp tại các địa phương được quan tâm, việc phòng bệnh chủ động và phản ánh kịp thời diễn biến dịch bệnh trên đối tượng thủy sản nuôi thủy sản (đặc biệt trên tôm nuôi) tại một số cơ sở, hộ nuôi được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, hiện nay, công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản nuôi còn gặp nhiều khó khăn hạn chế về mặt quản lý,cũng như ý thức phòng, chống dịch bệnh của người nuôi trồng thủy sản. Để khắc phục tình trạng trên, Chi cục đề xuất một số giải pháp:

Nâng cao kiến thức chuyên môn về công tác quản lý, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng phòng, thu mẫu và chẩn đoán bệnh thủy sản cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thú y thủy sản tại cơ sở và người dân nuôi trồng thủy sản thông qua các lớp tập huấn, hội nghị tuyên truyền, tổng kết.

Xây dựng mạng lưới cộng tác viên tại các vùng nuôi trọng điểm để kịp thời nắm thông tin diễn biến tình hình nuôi trồng thủy sản, công tác phòng chống và diễn biến tình hình dịch bệnh tại các địa phương; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo trong công tác phòng chống dịch, triển khai thực hiện báo cáo số liệu trên hệ thống VAHIS.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn các cấp trong việc thống kê, cập nhật số liệu về nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh để có định hướng chỉ đạo, thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển sản xuất, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

Ninh Trang/Báo Tin tức
Cấp bách trong chuyển đổi nghề khai thác hải sản
Cấp bách trong chuyển đổi nghề khai thác hải sản

Cơ cấu lại đội tàu, nghề phù hợp với khả năng cho phép khai thác nguồn lợi thủy sản; chuyển đổi một số nghề khai thác ven bờ kém hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái đang là nhiệm vụ cấp bách của ngành thủy sản trong bối cảnh phải bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái biển để phát triển nghề khai thác biển bền vững.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN