Dầu mỏ hay sự trừng phạt của phương Tây tác động nhiều tới kinh tế Nga?

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva nhằm gây áp lực lâu dài đối với Nga, chứ không với mục đích đẩy Nga đến bờ vực kinh tế.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt đối với Moskva, do liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine, đã khiến GDP của Nga sụt khoảng 1,5% trong năm 2015.

Cơ sở khai thác dầu LUKOIL của Nga tại mỏ dầu Korchagin ở biển Caspia. Ảnh: AFP-TTXVN

Nhưng quan chức trên cho rằng tình trạng rớt giá của dầu thô tác động nhiều hơn (so với các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU) tới kinh tế Nga.

Vị quan chức giấu tên trên khẳng định các biện pháp trừng phạt được đưa ra không nhằm đẩy nền kinh tế Nga đến bờ vực kinh tế, bởi đây sẽ là điều tồi tệ với người dân Nga.

Trong khi đó, tờ Bild (Đức) số ra mới đây dẫn lời Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế nước này. Theo kế hoạch, EU và Mỹ sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Moskva đến hết tháng 7/2016.

Tin tức cho hay Nga bị thiệt hại khoảng 25 tỷ euro trong năm 2015 do các biện pháp trừng phạt của EU, trong khi mức thiệt hại mà EU hứng chịu do các biện pháp tương tự từ Moskva trong 2 năm 2014-2015 là 90 tỷ euro. Đây là đánh giá của Thứ trưởng thứ nhất Bộ Phát triển Kinh tế Nga, ông Alexey Likhachev, khi phát biểu ngày 13/1 tại Diễn đàn Gaidar-2016 diễn ra tại Học viện Hành chính trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA).


Theo Thứ trưởng Likhachev, EU đã thiệt hại 40 tỷ euro trong năm 2014 và thiệt hại thêm 50 tỷ euro trong năm tiếp theo khi Nga thực thi các biện pháp đáp trả các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Kể từ tháng 7/2014, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với nhiều lĩnh vực thuộc nền kinh tế Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine. Đáp lại, Moskva cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu lương thực phẩm và nhiều mặt hàng khác từ các nước thành viên EU. Vào cuối năm 2015, các biện pháp trừng phạt lẫn nhau đã được gia hạn tới giữa năm 2016.

QC (Theo Reuters)
Nga lao đao vì dầu thô mất giá
Nga lao đao vì dầu thô mất giá

Dầu thô liên tục mất giá và đồng ruble bị suy yếu là những tin xấu dồn dập đổ xuống nước Nga ngay những ngày đầu Năm mới 2016, báo hiệu một năm đầy thách thức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN