Trong tháng 3, có 7/11 nhóm hàng có chỉ số CPI giảm so với tháng trước; trong đó nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,54% (tác động làm giảm CPI chung 0,48%) do các mặt hàng thực phẩm giảm 2,24% (trong đó thịt lợn giảm 3,13%; thịt gia cầm giảm 1,41%; các loại thịt chế biến giảm 1,4%); giá các loại rau tươi, khô, chế biến tiếp tục giảm 8,97% do các loại rau, củ, quả đang vào vụ thu hoạch, cùng với thời tiết thuận lợi, năng suất cao nên nguồn cung dồi dào. Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,41%; bưu chính viễn thông giảm 0,22%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%.
Các nhóm hàng còn lại có chỉ số giảm nhẹ; trong đó: thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,05%; may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,02%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,19%. Có 3/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước: nhóm giao thông tăng 2,36% (tác động làm tăng CPI chung 0,23%) do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng vào ngày 12/3/2021 và ngày 27/3/2021 (xăng tăng 6,87%; dầu tăng 7,9%); nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng tăng 0,35%; nhóm giáo dục tăng 0,01%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế giữ mức giá tháng trước.
Trong quý I/2021, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng so với bình quân cùng kỳ gồm: nhóm giáo dục tăng 2,72%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,4%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,8%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,78%. Có 3/11 nhóm hàng có CPI bình quân giảm; trong đó nhóm giao thông giảm 5,13% do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán giảm mạnh; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 3,35%; bưu chính, viễn thông giảm 1,09%.
Chỉ số giá vàng tháng 3 giảm 3,51% so với tháng trước, giảm 1,68% so với tháng 12/2020 và tăng 15,45% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2021, chỉ số giá vàng tăng 22,33% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3 tăng 0,02% so với tháng trước, giảm 0,43% so với tháng 12/2020 và giảm 0,76% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân quý I/2021, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,56% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Thực hiện đồng bộ các hoạt động hỗ trợ sản xuất kinh doanh như chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, nhân lực...; khuyến khính ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số, khuyến công, khuyến nông, sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản...