Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nói chung và chưa đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội giao Chính phủ về sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn chuyển về ngân sách nhà nước.
Trong 11 tháng của năm 2017 đã có 39 doanh nghiệp được phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị thực tế là 81.084 tỷ đồng; trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 20.941 tỷ đồng, tổng vốn điều lệ là 25.959 tỷ đồng.
Nhà máy gạch Tuynel Phổ Phong- một trong những nhà máy sản xuất gạch quy mô lớn của Quảng Ngãi đi đầu trong việc cổ phần hóa. Ảnh: Phước Ngọc/TTXVN
|
Về thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, 11 tháng của năm 2017 có 9 đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng giá trị vốn nhà nước của 9 doanh nghiệp thoái là 82.080 triệu đồng, thu về 104.811 triệu đồng.
Trong tháng 11, các Tập đoàn, Tổng công ty tại các doanh nghiệp đã thoái được 455 tỷ đồng, thu về 9.072 tỷ đồng; trong đó thoái 257 tỷ đồng vốn tại Vinamilk trong tháng 11/2017, thu về 8.733 tỷ đồng.
Lũy kế 11 tháng, các đơn vị đã thoái được 3.874 tỷ đồng, thu về 24.586 tỷ đồng (bao gồm cả các khoản thoái vốn trong năm 2016 các đơn vị mới báo cáo trong 11 tháng năm 2017).
Cũng theo Bộ Tài chính, lũy kế thu ngân sách nhà nước 11 tháng đạt 1.077,3 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, bằng 86,9% mức đánh giá thực hiện cả năm báo cáo Quốc hội, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ năm năm 2015 đạt 94% dự toán năm, tăng 8,5%; năm 2016 đạt 90,5% dự toán năm, tăng 7,2%).
Chi 11 tháng đạt 1.136,3 nghìn tỷ đồng, bằng 81,7% dự toán năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2016. Bội chi ngân sách trung ương khoảng 80,7% dự toán năm; ngân sách địa phương chênh lệch thu lớn hơn chi.