Theo đó, Thông tư này bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20/2011/TT-BCT ngày 12/5/2011 quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
Cụ thể, khoản 2 Điều 1 Thông tư số Thông tư số 20/2011/TT-BCT nêu rõ, thương nhân nhập khẩu ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục nhập khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp: 1 (một) bản sao có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
Khách tham quan tìm hiểu các tính năng mới trên chiếc S-500 thuộc dòng S-Class cao cấp của Mercedes-Benz. Ảnh: Thế Anh/TTXVN |
Trước đó, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố báo cáo cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất, tồi nhất. Trong đó có Thông tư 20 là một trong 30 quy định được đề cử kém .
Thông tư 20/2011-TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Trong đó, Điều 1 của Thông tư 20 có nhiều quy định khiến bộ phận doanh nghiệp không được quyền kinh doanh nhập khẩu ô tô nữa.
Trong đó, yêu cầu phải có giấy ủy quyền của chính hãng có thể tạo ra ưu thế cho một số thương nhân đã có giấy ủy quyền, những thương nhân khác không có giấy tờ này muốn tiếp tục kinh doanh ô tô nhập khẩu phải mua qua một khâu trung gian là các thương nhân này. Đây là một mặt làm méo cạnh tranh giữa 2 nhóm thương nhân, mặt khác cũng khiến người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho các sản phẩm nhập khẩu này.
Anh Nguyễn Tuấn, giám đốc công ty TNHH Thuyên An Phúc cho biết: “Thông tư 20 tạo cơ hội cho một vài doanh nghiệp nhưng lại khiến nhiều DN nhỏ mất cơ hội tham gia thị trường ô tô, gây ra tình trạng cạnh tranh bất bình đẳng. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh ô tô đã bị phá sản bởi quy định này”.
Tuy nhiên, yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải có giấy ủy quyền của chính hãng được vẫn chưa được bãi
bỏ.