Bộ Công Thương tập trung nguồn lực triển khai hoạt động khoa học công nghệ

Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ vững mạnh, làm chỗ dựa tin cậy và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Chú thích ảnh
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp phát triển ngành công nghiệp trong nước.

Ông Trần Việt Hòa, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, hiện nay, Bộ Công Thương quản lý 13 viện, trong số đó có 2 viện đã thực hiện cổ phần hóa. Ngoài ra có thêm 9 viện nghiên cứu hiện nằm ở các tập đoàn, tổng công ty.

Trong số 11 đơn vị trực thuộc, có 1 viện nghiên cứu về chính sách - chiến lược, các viện còn lại là các viện nghiên cứu công nghệ - ứng dụng với lĩnh vực khoa học và công nghệ, gắn với các ngành, phân ngành, lĩnh vực khác nhau thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

Ngành Công Thương đã có nhiều công trình được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ; Giải thưởng sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam (VIFOTEC)...

Những kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đã được ứng dụng nhanh chóng vào thực tiễn hoạt động của các ngành, lĩnh vực giúp duy trì đà tăng trưởng, tạo cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp.

Để thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực của ngành, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ sẽ đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương, đưa khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chính, thúc đẩy phát triển công nghiệp nhanh và bền vững.

Đồng thời, chú trọng công tác nghiên cứu, tham mưu xây dựng định hướng, chính sách phát triển ngành Công Thương trong tình hình mới; cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn hoàn thiện hệ thống pháp luật để thực thi, khai thác có hiệu quả cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Đặc biệt, thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp. Lấy doanh nghiệp làm trung tâm và là chủ thể sống động của đổi mới sáng tạo và tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

“Bộ sẽ xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống các tổ chức khoa học và công nghệ vững mạnh, làm chỗ dựa tin cậy và hiệu quả cho doanh nghiệp cũng như cho các cơ quan quản lý nhà nước.  Bên cạnh đó, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ ngành Công Thương theo hướng hiện đại”, ông Trần Việt Hoà cho hay.

Ông Trần Việt Hòa cho biết thêm, Vụ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các đơn vị, các viện nghiên cứu thuộc Bộ đã xây dựng dự thảo báo cáo “Định hướng phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ công lập ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”. 

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cũng sẽ là yếu tố nền tảng cho quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn 2021-2030 với trọng tâm là việc xây dựng năng lực tự chủ về sản xuất và thị trường để hình thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính độc lập, thích ứng và chống chịu cao trước các tác động bất thường, bảo đảm tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thu Trang/Báo Tin tức
Họp bàn tháo gỡ khó khăn, Bộ Công Thương điểm tên doanh nghiệp không nhập đủ xăng dầu được giao
Họp bàn tháo gỡ khó khăn, Bộ Công Thương điểm tên doanh nghiệp không nhập đủ xăng dầu được giao

Ngày 24/10, Bộ Công Thương tổ chức họp với Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam và 31 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN