Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế chủ lực của Kiên Giang, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế - xã hội tỉnh.
Sau nhiều lần xin gia hạn thêm thời gian hoàn thành, Dự án “Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá” của tỉnh Thừa Thiên - Huế lại tiếp tục lỡ hẹn về đích; trong đó, có yếu tố chủ quan do các nhà thầu thi công chậm tiến độ.
Đến nay, tỉnh Kiên Giang có 94% tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Trong số đó, tàu đang hoạt động khai thác trên ngư trường lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 100%; còn lại 236 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị này do bị xóa đăng ký, nằm bờ, ngân hàng quản lý…
Với bờ biển dài 32 km, tỉnh Tiền Giang có nhiều lợi thế phát triển nghề khai thác hải sản, giải quyết việc làm, thu nhập vừa tạo nguồn cung hàng hóa tiêu dùng và chế biến xuất khẩu.
Nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, với đường bờ biển dài hơn 300km, bãi cát đẹp thoai thoải, nước biển xanh trong, có Côn Đảo gồm nhiều hòn đảo lớn, nhỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều thế mạnh để phát triển thương hiệu du lịch biển đảo. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành địa phương phát triển mạnh về kinh tế biển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và kinh tế cả nước.
Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, gắn phát triển kinh tế biển với chống khai thác, đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nhiều trường hợp khai thác hải sản trái phép, tận diệt đã bị cơ quan chức năng xử lý nghiêm, mang tính răn đe cao.
Tỉnh Nghệ An đang thực hiện các giải pháp trong việc quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản. Đối với một địa phương như tỉnh Nghệ An đây là việc làm rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khai thác thủy sản trên biển của các tàu cá.
Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) đã kiểm tra thực tế lần thứ 3 về tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Khánh Hòa và làm việc tại Tổng cục Thủy sản.
Thủy sản là một trong những ngành tiên phong kiến tạo một nền sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với doanh nghiệp làm nòng cốt, phát triển theo tiếp cận chuỗi giá trị, thiết lập liên kết dọc từ khai thác, nuôi trồng thủy sản đến bảo quản, chế biến và xuất khẩu, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phát triển bền vững. Nhiều chính sách đã được ban hành nhằm phát triển ngành thủy sản nói chung và nuôi biển nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều điểm nghẽn gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp và cả cơ quan quản lý nhà nước.
Việt Nam có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế biển rộng lớn, vị trí địa lý chiến lược với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Biển Đông là ngôi nhà của hàng nghìn loài hải sản nhiệt đới phong phú, trong đó hàng trăm loài có giá trị kinh tế cao. Lĩnh vực nuôi biển đã được Đảng, Chính phủ xác định là động lực phát triển với nhiều chính sách để trở thành cực tăng trưởng mới, góp phần thúc đẩy ngành thủy sản chuyển mình trong giai đoạn đến năm 2045. Phát triển bền vững lĩnh vực nuôi biển là góp phần thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá của ngư dân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hoạt động khai thác hải sản trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cùng với các ngành chức năng, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã thực hiện đồng bộ các biện pháp để khắc phục "thẻ vàng" IUU.
VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cho các cảng cá, đồng thời cần số hóa hệ thống nghề cá để lưu trữ các số liệu, qua đó hỗ trợ quá trình gỡ thẻ vàng IUU.
Các cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC), tuy nhiên việc tàu cá vi phạm đánh bắt vùng biển nước ngoài vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tình trạng tàu cá vi phạm vùng đánh bắt đã giảm nhiều nhưng vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn.
Thời gian qua, tỉnh Cà Mau triển khai quyết liệt việc chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Ủy ban châu Âu. Tỉnh tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định về IUU; đồng thời yêu cầu các chủ tàu ký cam kết không khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.
Đoàn Đoàn Thanh tra Uỷ ban châu Âu (EC) về chống khai thác IUU sẽ làm việc, kiểm tra tại tỉnh Kiên Giang từ 20/10 - 25/10/2022.
Ngày 14/10, tại Kiên Giang, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đóng điện vận hành cấp điện áp 110kV giai đoạn 1, công trình đường dây 220kV vượt biển Kiên Bình - Phú Quốc. Đây là công trình đường dây vượt biển trên không cấp điện áp 220kV dài nhất khu vực Đông Nam Á được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, trong 9 tháng năm nay, các lực lượng chức năng phát hiện 33 tàu cá ngư dân Kiên Giang sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, giảm 11 tàu so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, thành phố Rạch Giá là địa phương còn số tàu cá vi phạm nhiều.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết diễn biến bất thường, nhất là giá nhiên liệu và các mặt hàng phục vụ khai thác thủy sản tăng cao nhưng ngư dân Bình Thuận vẫn quyết tâm bám biển.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang vừa ký Quyết định 1254/QĐ – BGTVT phê duyệt Đề án Phát triển đội tàu vận tải biển của Việt Nam. Đáng chú ý trong đề án này, mục tiêu đặt ra là đến 2030, đội tàu biển Việt Nam đảm nhận 20% thị phần hàng xuất nhập khẩu.
Ngay sau khi bão số 4 đi qua, các cảng cá trong tỉnh Quảng Ngãi cũng dần nhộn nhịp trở lại khi ngư dân hối hả chuẩn bị nhu yếu phẩm, sẵn sàng đưa tàu thuyền vươn khơi khai thác hải sản.