Sự thực về bí ẩn hơn 100 năm của 'Thác máu' ở Nam Cực

Hiện tượng băng ở Thung lũng McMurdo Dry tại Nam Cực "chảy máu" trong suốt 106 năm kể từ khi được phát hiện nay đã được khoa học giải đáp.

Thác máu xuất hiện ở Nam Cực.

Theo tờ Business Insider, nhà địa chất Griffith Taylor người Australia là người đầu tiên phát hiện có dòng chảy màu đỏ đậm như máu từ sông băng Taylor (được đặt theo tên ông) xuống hồ Bonney.

Ban đầu các nhà khoa học nghĩ rằng nguyên nhân gây ra màu đỏ sẫm trong dòng nước trên là do tảo đỏ sinh sôi, nhưng đến năm 2003, các nhà nghiên cứu lại khẳng định màu đỏ là do hồ nước muối cách đây 5 triệu năm chứa sắt bị ôxi hóa.

Hiện kết quả một nghiên cứu khoa học của trường Đại học Alaska Fairbanks và Cao đẳng Colorado đã chứng minh được dưới thung lũng băng đó không chỉ tồn tại một hồ nước mà là cả một hệ thống nguồn nước muối chảy được 1 triệu năm. Nước muối này chứa chất sắt khi tiếp xúc với oxy trong khí quyển sẽ chuyển thành màu đỏ.

Đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng thiết bị định vị bằng tiếng vang để lần theo hướng chảy của nguồn nước.

Lý do vì sao dòng nước này không bị đóng băng là do những khu vực bị đóng băng đồng thời tao ra sự tỏa nhiệt khiến những vùng băng xung quanh tan chảy. Cùng với đó, nhiệt độ đóng băng thấp của nước muối đã khiến dòng chảy dưới lòng hồ không bị đóng băng.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Diện tích băng ở Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục
Diện tích băng ở Nam Cực giảm xuống mức thấp kỷ lục

Diện tích băng ở Nam Cực đã giảm xuống mức thấp nhất sau nhiều năm cố gắng "cầm cự" trước xu hướng ấm lên trên toàn cầu do con người gây ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN