Đại học John Hopkins: Virus SARS-CoV-2 có thể 'trú ẩn' trong tai người

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học John Hopkins (Mỹ) phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể ẩn náu ở một nơi không ngờ tới – đó là bên trong và phía sau tai con người.

Chú thích ảnh
Virus SARS-CoV-2 có thể ẩn náu trong tai người. Ảnh: AFP

Theo hãng tin RT (Nga), nghiên cứu này được các nhà khoa học thuộc Đại học John Hopskin tiến hành trong 6 tháng và được công bố hôm 23/7. Theo kết quả nghiên cứu, một nhóm các bác sĩ tai mũi họng đã phát hiện ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể thoái mái trú ẩn ở vùng tai giữa và vùng xương chũm sau tai. Khu vực này vốn có một số khoảng trống lõm được cho là có tác dụng ngăn ngừa chấn thương, bảo vệ tai giữa và tai trong.

Các bác sĩ đã khám nghiệm 3 bệnh nhân có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và có triệu chứng của bệnh COVID-19 trước khi họ qua đời. Họ lưu ý rằng có nhiều yếu tố và bệnh đi kèm khác ảnh hưởng đến sự xâm lấn của virus SARS-CoV-2 đến xương chũm và tai giữa. Những yếu tố này có thể khác nhau ở vật chủ sống khác nhau.

Phát hiện mới cũng là hồi chuông cảnh báo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng - những người trước đây thường thoái mái kiểm tra bệnh nhân – cần phải cẩn trọng hơn khi khám bệnh vì họ có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 một cách trực tiếp.

Mặc dù thừa nhận những hạn chế trong nghiên cứu của mình, tuy nhiên các nhà khoa học lưu ý rằng nhân viên y tế nên thực hiện các biện pháp bảo vệ tăng cường, như đeo khẩu trang hoặc mặt nạ lọc không khí, khi thực hiện kiểm tra tai và phẫu thuật tai cho bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng đồng nghiệp của mình không nên nới lỏng các quy định giãn cách xã hội trong phòng chờ tại các phòng khám. Đảm bảo lượng bệnh nhân không quá đông đúc để giảm thiểu nguy cơ lây lan của virus. Những chỉ dẫn cập nhật về quy trình khám bệnh về tai và thần kinh sẽ sớm được ban hành tại Mỹ.

Những tuần trở lại đây, các trường hợp mắc COVID-19 trên toàn thế giới đang có xu hướng gia tăng trở lại. Nhiều quốc gia đã phải tái áp đặt các lệnh hạn chế để phòng ngừa dịch bệnh. Trong khi đó, các nhà khoa học vẫn đang chạy đua tìm ra vắc-xin trong thời gian sớm nhất.

Tính tới 6 giờ sáng 31/7 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận trên 17,4 triệu ca mắc COVID-19, trong đó trên 675.000 ca tử vong. Theo trang thống kê worldometers.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới có trên 255.000 ca bệnh và trên 5.600 ca tử vong, chủ yếu vẫn tập trung ở ba quốc gia “nóng” nhất là Mỹ, Brazil và Ấn Độ.

Ba quốc gia này tiếp tục có số ca mắc cao nhất trong 24 giờ qua. Cụ thể là: Mỹ ghi nhận trên 58.000 ca bệnh mới; Brazil có thêm trên 54.000 người mắc COVID-19; số ca mắc mới ở Ấn Độ cũng ở mức trên 54.000 ca.

Ngày 30/7, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định tình trạng gia tăng đột biến số ca mắc bệnh COVID-19 mới ở một số quốc gia có một phần nguyên nhân là do những người trẻ tuổi lơ là cảnh giác, song ông cho rằng thế giới cần phải sống chung với căn bệnh này.

Hải Vân/Báo Tin tức
Virus SARS-CoV-2 có thể sống 4 ngày trên da lợn
Virus SARS-CoV-2 có thể sống 4 ngày trên da lợn

Các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm vũ khí sinh học lớn nhất thuộc quân đội Mỹ cho biết virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể sống nhiều ngày trên da động vật.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN