Vệ tinh Trung Quốc có thể mất kiểm soát lao thẳng xuống Trái Đất

Hiện Trung Quốc đã mất liên lạc với vệ tinh Thiên Cung-1 và các nhà quan sát lo lắng vệ tinh này sẽ rơi tự do và lao thẳng xuống Trái Đất.

Tên lửa Trường Chinh II-F mang theo vệ tinh Thiên Cung-1 được phóng từ trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ngày 29/9/2011. Ảnh: Reuters

Trạm không gian đầu tiên của Trung Quốc Thiên Cung-1 (Tiangong-1) được phóng lên quỹ đạo vào năm 2011 và dự tính quay trở lại Trái Đất bằng cách điều khiển đường bay cho rơi xuống biển. Tuy nhiên, các nhà quan sát tiết lộ, Trung Quốc đang mất liên lạc với trạm và nó có thể rơi xuống Trái Đất bất kì lúc nào.

Thông thường, giống như các vụ vệ tinh mất tích khác, những trạm không gian khi rơi tự do trong không gian trên đường lao xuống mặt đất sẽ bị đốt cháy. Với khoảng thời gian và quãng đường di chuyển khá dài, vệ tinh sẽ bị nung chảy chỉ còn hình dạng của một miếng kim loại nhỏ thay vì tạo ra một vụ va chạm lớn. Tuy nhiên mọi người vẫn cảnh báo “sẽ là một ngày tồi tệ nếu như vệ tinh đâm thẳng xuống mặt đất”.

Trung Quốc dự định sẽ dùng vệ tinh này là bước đệm để xây dựng một phòng thí nghiệm hay trạm không gian đối địch với Trạm Không gian quốc tế (ISS) của Mỹ. Sau khi hoàn thành công việc hỗ trợ xây dựng các trạm khác vào năm 2013, vệ tinh Thiên Cung-1 luôn được báo cáo ở trong trạng thái “hoạt động” và đi theo quỹ đạo định sẵn bay vòng quanh Trái Đất. Theo một tuyên bố của giới chức Trung Quốc, vẫn còn một số công việc khoa học cần được triển khai trước khi vệ tinh sẵn sàng quay trở về.

Trả lời phỏng vấn trang Space.com, nhà thiên văn học Thomas Dorman sau khi theo dõi đường đi của vệ tinh, tin rằng Trung Quốc đã mất quyền kiểm soát với vệ tinh phóng lên. Và sự thật cho đến nay Trung Quốc chưa có bất kì một lời tuyên bố chính thức nào đảm bảo tính an toàn của nó đồng nghĩa với việc nó biến mất. Ông nhận xét: “Nếu như tôi đúng, Trung Quốc sẽ đợi đến phút cuối cùng mới công bố cho thế giới biết họ gặp vấn đề với trạm không gian vũ trụ”.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc cũng có đề cập đến việc giới chức nước này gặp khó khăn trong việc giữ liên lạc với vệ tinh.

Hồng Hạnh (theo Independent)
Phát triển hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh
Phát triển hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh

Hệ thống quản lý và cảnh báo ô nhiễm không khí APOM” của nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Thị Nhật Thanh làm chủ nhiệm đề tài có tính ứng dụng rất cao trước tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại các thành phố lớn hiện nay.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN