Đúng 9 giờ 38 theo giờ GMT hôm nay, 11/6 (tức 16 giờ 38 cùng ngày giờ VN), Thần Châu-10, tàu vũ trụ có người lái thứ năm của Trung Quốc, đã được phóng thành công lên quỹ đạo Trái đất, đánh dấu sự bắt đầu của sứ mạng vũ trụ có người lái kéo dài nhất mà quốc gia này từng thực hiện.
Tên lửa Trường Chinh 2F mang theo tàu Thần Châu -10 được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, Cam Túc.
|
Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F được phóng lên từ Trung tâm phóng vệ tinh
Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc (trên sa mạc Gobi, tây bắc Trung Quốc).
Phi
hành đoàn 3 người gồm Vương Á Bình, Nhiếp Hải Thắng và Trương Hiểu
Quang sẽ ở trên quỹ đạo Trái đất trong 15 ngày. Dự kiến, Thần Châu-10
sẽ được kết nối vào mô-đun thí nghiệm không gian Thiên Cung-1. Tại đây
phi hành đoàn sẽ tiến hành các thí nghiệm kĩ thuật vũ trụ và y tế.
Ngoài ra, từ trên quỹ đạo, nữ phi hành gia Vương Á Bình còn thực hiện
bài giảng cho một nhóm sinh viên ở Trái đất qua đường truyền video.
Trước
thời điểm phóng vài giờ, một buổi lễ tiễn đã được tổ chức trọng thể tại
Trung tâm Tửu Tuyền với sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, người vừa trở về từ cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ,
Barack Obama. "Các thành viên của đoàn bay mang theo giấc mơ vũ trụ của
đất nước và đại diện cho khát vọng thám hiểm vũ trụ của người Trung
Quốc", ông Tập Cận Bình phát biểu.
Ba phi hành gia của tàu Thần Châu-10: Vương Á Bình, Nhiếp Hải Thắng và Trương Hiểu Quang (từ trái sang). Ảnh: THX/TTXVN |
Sự kiện phóng tàu Thần Châu-10 sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng của Trung Quốc trong mục tiêu xây dựng một trạm vũ trụ hoàn chỉnh có khả năng làm nơi cư trú cho các du hành gia trong thời gian dài.
Năm 2003, Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ. Mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ còn thua kém hai cường quốc Mỹ và Nga nhưng Bắc Kinh vẫn có tham vọng triển khai kế hoạch đưa người lên Mặt trăng và xây dựng một trạm quỹ đạo Trái đất trước năm 2020.
A.M (Theo AFP, Tân hoa)