Trung Quốc gặp khó về máy bay tiếp liệu

Trang mạng quân sự của Nga cho biết Trung Quốc đang quan tâm tới việc tiếp tục mua máy bay vận tải Il- 76 của không quân Nga và Belarus, trong đó một số được sử dụng để chuyển đổi thành máy bay tiếp liệu Il -78.

Chiếc Il-76MD. Ảnh: Rianovosti


Theo kế hoạch Trung Quốc đang tìm cách mua 20 máy bay Il-76 đã sửa chữa, trong đó 10 chiếc đã được giao năm 2010. Ngoài ra Trung Quốc cũng tích cực hợp tác với Ukraine để có thể chuyển đổi máy bay vận tải Il-76 thành máy bay tiếp liệu Il-78.

Do không có đủ máy bay tiếp liệu, Trung Quốc đang gặp khó trong việc nâng cao tính cơ động của phi đội máy bay tiêm kích trực thuộc Không quân và Hải quân nước này, mà trong thành phần gồm các máy bay chiến đấu J-10, Su-30MKK , Su-30MK2, J-15 và J-16.

Trung Quốc đã hoán cải các máy bay ném bom chiến lược H-6 thành máy bay tiếp liệu tuy nhiên khả năng tiếp liệu của các máy bay này chỉ có hạn. Các máy bay này có khả năng mang tải 30 tấn do đó chỉ có thể tiếp liệu được 20 tấn.

Trong khi đó Il-78 có thể dự trữ 50 tấn nhiên liệu, tải trọng tối đa của nó là 60 tấn, tốc độ tiếp liệu 900-2200 lít/phút và Ukraine có thể chuyển đổi Il-76MD thành Il-78. Tầm hoạt động của IL-78 là 7.300km, tốc độ tối đa 850 km/giờ.

Với sự trợ giúp của Il-78, tầm hoạt động của máy bay chiến đấu có thể đạt tới 7.000km. Tại triển lãm hàng không ở Châu Hải, Trung Quốc đã giới thiệu mẫu máy bay tiếp liệu RDS-1 do nước này chế tạo, về bản chất khác hẳn so với máy bay tiếp liệu UPAZ-1M (Il-78M) của Nga, tuy nhiên vẫn có những lo ngại đáng kể về độ tin cậy của trang thiết bị do Trung Quốc sản xuất.


Duy Trinh
Chiến đấu cơ Nhật xuất kích chặn máy bay do thám Nga
Chiến đấu cơ Nhật xuất kích chặn máy bay do thám Nga

Một máy bay do thám của Nga đã bay qua vùng biển Nhật Bản và tiến sát không phận nước này, buộc Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản phải cho các chiến đấu cơ xuất kích để ngăn chặn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN