Hình mô phỏng hành tinh KELT-11b.
|
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên Tạp chí Thiên văn học (Astronomical Journal), nhóm các nhà khoa học phát hiện hành tinh KELT-11b quay trên quỹ đạo quanh một ngôi sao cách Trái Đất 320 năm ánh sáng. Hành tinh này có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về quá trình tiến hóa của những hành tinh ngoài Thái Dương Hệ.
“Nó căng phồng, vì vậy mà dù chỉ bằng 1/5 khối lượng Sao Mộc, nó có kích thước lớn hơn Sao Mộc 40%, dày đặc như xốp, với bầu khí quyển lớn bất thường”, nhà thiên văn học Joshua Pepper ở Đại học Lehigh, Pennsylvania, nói.
Ngoài đặc điểm xốp khác thường của KELT-11b, một trong những thứ khiến cho hành tinh này khác biệt là độ sáng cực đại của ngôi sao chủ của nó. Ngôi sao được gọi là KELT-11 đang trong quá trình tiến hóa thành một ngôi sao khổng lồ, có nghĩa là nó bắt đầu sử dụng nhiên liệu hạt nhân kết hợp với hydro ở vỏ bên ngoài lõi của nó.
Các nhà khoa học dự đoán rằng trong khoảng 100 triệu năm tới, KELT-11b sẽ bị ngôi sao chủ nhấn chìm, vì những lớp bên ngoài của KELT-11 mở rộng để tiêu thụ hành tinh giống như xốp này.
Quá trình ngôi sao chủ nhấn chìm hành tinh này sẽ không kéo dài vì hành tinh này nằm rất gần ngôi sao chủ, xoay xung quanh ngôi sao KELT-11 trong vòng ít hơn 5 ngày.
Nhưng trước khi quá trình nhấn chìm ấy xảy ra, hành tinh này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về việc tạo ra khí quyển, nhờ vào độ sáng mạnh mẽ mà ngôi sao KELT-11 tạo ra.
Theo các nhà khoa học, KELT-11b to gấp đôi kích thước mà các nhà khoa học có thể giải thích, nếu xét tới khối lượng và khoảng cách tới ngôi sao chủ của nó, nhưng sự tồn tại của nó là có thật. Nhà khoa học Pepper cho rằng KELT-11b sẽ là trường hợp tốt để giới khoa học hiểu cơ chế tạo ra các hành tinh "căng phồng".