Biểu đồ của NASA mô tả hình ảnh hệ thống 7 hành tinh mới được phát hiện (hàng trên) hồi tháng 2/2017. Ảnh: THX/TTXVN |
Đây là kết quả khảo sát 219 ngôi sao có khả năng là hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được phát hiện trong khuôn khổ chương trình quan sát không gian triển khai từ năm 2009 do đội nghiên cứu Kepler của NASA thực hiện.
10 hành tinh mới được phát hiện nói trên quay xung quanh Mặt Trời của mình ở khoảng cách tương đương khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, khoảng cách được gọi là "vùng ở được", có thể có nước và các điều kiện duy trì sự sống.
Các nhà khoa học nhận thấy các hành tinh mới nói trên chia thành hai nhóm kích cỡ. Một nhóm nhỏ hơn là hành tinh đá và có kích thước lớn hơn Trái Đất 75%. Nhóm còn lại là hành tinh khí, có kích thước lớn hơn rất nhiều, tương đương kích thước của sao Hải vương.
Như vậy cho tới nay, các nhà khoa học không gian đã phát hiện 50 hành tinh tồn tại trong các "vùng ở được" quanh Dải Ngân hà. Các nhà khoa học đánh giá đây là khảo sát chi tiết và hoàn thiện nhất về các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời được thực hiện từ trước tới nay.
Nhờ đó, các nhà khoa học sẽ dần làm sáng tỏ câu hỏi thường trực là có bao nhiêu hành tinh giống Trái Đất trong Dải Ngân hà. Tiến bộ mới cũng góp phần quan trọng vào việc xác định và xây dựng các kế hoạch hoạt động của NASA trong tương lai.