Đây là một loại kháng thể có hại không thể phân biệt được kháng nguyên tự và không tự, do đó, nhắm mục tiêu nhầm và tấn công các mô hoặc cơ quan của 1 người, gây ra nhiều bệnh tự miễn, phá hủy nhiều cơ quan khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tự kháng thể trong các mẫu máu của khoảng 50% trong số 147 bệnh nhân mắc COVID-19 mà họ nghiên cứu, nhưng tỷ lệ này chiếm chưa đầy 15% trong các bệnh nhân thể nhẹ.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành lấy máu của bệnh nhân mắc COVID-19 trong những ngày khác nhau, bao gồm cả ngày nhập viện, để theo dõi sự phát triển của tự kháng thể. Trong vòng 1 tuần, khoảng 20% trong số những bệnh nhân này đã phát triển các tự kháng thể mới trong các mô của mình, trong khi không xuất hiện tình trạng này vào ngày nhập viện.
Do đó, các nhà khoa học đã hối thúc người dân nhanh chóng đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 bởi không thể biết khi nào sẽ mắc COVID-19 và sẽ bị nặng hay nhẹ. Nếu trong trường hợp xấu nhất, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng lâu dài do virus SARS-CoV-2 có thể gây ra bệnh tự miễn, trong đó có hội chứng Guillain - Barre (viêm đa dây thần kinh cấp tính), lupus ban đỏ hệ thống (SLE).
Nghiêm trọng hơn, COVID-19 có thể kích hoạt các phản ứng tự miễn mới và có thể trở thành các bệnh tự miễn mới như Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C). Ban đầu MIS-C được mô tả là một bệnh giống Kawasaki liên quan đến COVID-19. Bệnh này gây thêm các triệu chứng ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm phát ban, sốc, chảy máu nhiều, các vấn đề về tim và các triệu chứng tiêu hóa nghiêm trọng.
Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí chuyên ngành Nature Communications.