California - mục tiêu mới của tội phạm quốc tế

Bang California của Mỹ - nền kinh tế lớn thứ 8 thế giới - đang trở thành mục tiêu số một của các tổ chức tội phạm quốc tế "đóng đô" tại Đông Âu, châu Phi và Trung Quốc.

Trong báo cáo công bố ngày 20/3 về tình hình phạm tội tại California, Bộ trưởng Tư pháp bang, bà Kamala Harris, cho biết ngoài hình thức phạm tội truyền thống như buôn bán ma túy, buôn lậu súng và buôn người, các tổ chức tội phạm tại California giờ đây đã hướng tới hình thức phạm tội công nghệ cao nhằm vào những người giàu có, các hãng lớn và tổ chức tài chính của bang. Mục đích của tội phạm mạng là phá "tường lửa" để đánh cắp dữ liệu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nạn nhân.

Khu vực Los Angeles là nơi đặc biệt dễ bị tấn công vì đặc thù hoạt động trong lĩnh vực truyền thông và điện ảnh. California hiện đang dẫn dầu các bang tại Mỹ về số lượng hệ thống máy tính bị tin tặc tấn công hoặc lây nhiễm phần mềm độc hại; số nạn nhân của tin tặc và các thiệt hại vật chất. Điều đáng nói là những hoạt động này lại do các tổ chức tội phạm quốc tế giật dây.

Báo cáo dày 181 trang này là báo cáo đầu tiên về tác động tiêu cực của các tổ chức tội phạm quốc tế đối với cuộc sống của người dân và công việc kinh doanh tại bang California. Theo thống kê sơ bộ, hàng trăm triệu USD của các doanh nghiệp và các cá nhân tại bang này đã bị các tổ chức tội phạm quốc tế điều hành từ Romania, Ai Cập, Israel, Nga, Ukraine, Trung Quốc, Nigeria... đánh cắp.

Ngoài ra, California cũng là thiên đường "rửa tiền" mới của tội phạm quốc tế. Tổng sản phẩm nội địa của bang này là khoảng 2.000 tỷ USD, hoạt động ngoại thương tích cực và đường biên giới dài với Mexico là những yếu tố thuận lợi mà các tổ chức tội phạm hướng tới. Báo cáo của Bộ Tư pháp bang cho biết mỗi năm có khoảng 30 tỷ USD "tiền bẩn" đã được hợp thức hóa dưới hình thức đầu tư vào các hoạt động hợp pháp hoặc "hô biến" dưới dạng tiền ảo như đồng bitcoin.

Sau khi Mexico siết chặt các đạo luật về rửa tiền hồi năm 2010, vấn nạn này đã được cải thiện tại California. Số lượng "tiền bẩn" mà các lực lượng an ninh tịch thu được đã tăng mạnh và California đang dẫn đầu nước Mỹ trong hoạt động chống loại hình tội phạm này.


Trong báo cáo của mình, Bộ Tư pháp bang California cũng khuyến nghị chính quyền điều chỉnh các đạo luật hiện hành tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan chức năng trong đấu tranh chống nạn rửa tiền. Bộ trên đồng thời đề xuất cho phép các công tố viên tạm thời phong tỏa tài sản của các tổ chức tội phạm trước khi có cáo trạng chính thức nhằm tránh tình trạng tẩu tán, tăng hình phạt đối với các cá nhân liên quan.


TTXVN/Tin tức
Mỹ triệt phá đường dây sản xuất phim khiêu dâm trẻ em
Mỹ triệt phá đường dây sản xuất phim khiêu dâm trẻ em

Một chiến dịch điều tra do Bộ An ninh nội địa Mỹ đứng đầu đã triệt phá một đường dây sản xuất phim khiêu dâm trẻ em, đồng thời giải thoát 251 trẻ em bị ép làm nô lệ tình dục và bắt giữ 14 đối tượng liên quan.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN