Làm gì để nhớ mật khẩu khi có quá nhiều tài khoản?

Ngày nay, chúng ta đăng nhập vào các tài khoản trực tuyến mọi lúc, từ việc chuyển tiền giữa các tài khoản ngân hàng đến việc mua sắm, đặt thức ăn, kiểm tra thời tiết hay đặt taxi… Sẽ ra sao nếu bạn bất ngờ không thể đăng nhập vào tài khoản mình cần?

Nghiên cứu của Kaspersky Lab đã tiết lộ tình trạng khó xử mà người dùng phải đối mặt khi bảo vệ tài khoản online, bởi chúng ta hiện nay đang quá phụ thuộc ngày vào các tài khoản trực tuyến trong cuộc sống hằng ngày. Đó là, làm thế nào để lựa chọn mật khẩu cho mình dễ nhớ nhất nhưng không dễ đoán.

Ngày càng có nhiều tài khoản cần đặt mật khẩu khiến người dùng khó khăn. Ảnh mình họa

Thực tế, đã có nhiều lời khuyến nghị của các an ninh mạng là nên dùng mật khẩu có độ an toàn mạnh và mỗi tài khoản nên có một mật khẩu khác nhau để tránh bị hack. Thế nhưng, những mật khẩu như vậy lại khiến người dùng có nguy cơ quên mật khẩu.


Theo nghiên cứu của công ty an ninh mạng, nhiều người dùng hiểu được sự cần thiết của mật khẩu mạnh cho tài khoản của họ. Khi được hỏi về ba tài khoản trực tuyến nào yêu cầu mật khẩu mạnh nhất, 63% người dùng lựa chọn tài khoản ngân hàng trực tuyến, 42% chọn ứng dụng thanh toán bao gồm ví điện tử và 41% chọn mua sắm trực tuyến.


Tuy nhiên, khó khăn trong việc ghi nhớ tất cả các mật khẩu mạnh này có nghĩa là mọi người có thể quên chúng và vẫn bị khóa tài khoản của họ. Hai phần năm (38%) người dùng không thể nhanh chóng khôi phục mật khẩu vào tài khoản cá nhân trực tuyến của họ sau khi mất chúng.


Về việc lưu trữ mật khẩu, 51% người dùng lưu trữ mật khẩu thiếu an toàn và 23% trong số đó viết mật khẩu trong một mục ghi chú để họ không quên, điều này gây nguy hiểm đến sự an ninh mạng của họ.

Để tránh việc phải khổ sở nhớ những mật khẩu dài, người dùng có xu xướng tạo ra những thói quen thiếu an toàn. 17% người dùng được khảo sát bởi Kaspersky Lab đã phải đối mặt với nguy cơ, hoặc đã có một tài khoản trực tuyến bị tấn công trong 12 tháng qua. Email là tài khoản được nhắm mục tiêu nhiều nhất (41%), tiếp theo là mạng xã hội (37%), tài khoản ngân hàng (18%) và tài khoản mua sắm (18%).


Andrei Mochola, Giám đốc Kinh doanh Khách hàng tại Kaspersky Lab cho biết: “Nếu người dùng sử dụng những mật khẩu mạnh mà họ có thể nhớ, họ sẽ không chỉ có thể truy cập mọi thứ họ cần mọi lúc mà các thông tin trong tài khoản của họ cũng được bảo vệ an toàn khỏi hacker”.


Vậy làm sao để nhớ được mật khẩu khi có quá nhiều tài khoản mà vẫn an toàn? Theo các chuyên gia an ninh mạng, đó là sử dụng một giải pháp quản lý mật khẩu giúp họ dùng mật khẩu mạnh mà không cần phải viết chúng ra, hoặc nhớ những chuỗi từ dài với nhiều ký tự đặc biệt.


Cụ thể, Kaspersky Password Manager lưu tất cả mật khẩu của người dùng vào kho an toàn. Họ chỉ cần nhớ một mật khẩu chính để truy cập vào tất cả các tài khoản của họ thông qua tài khoản My Kaspersky miễn phí. Người dùng có thể truy cập mật khẩu của họ qua bất kỳ thiết bị nào, dù ở đâu và tại mọi thời điểm. Tính năng tạo mật khẩu tự động cũng giúp tạo ra mật khẩu mạnh giúp người dùng yên tâm và làm cho những kẻ hacker phải đau đầu.


LastPass cũng là một trong những phần mềm quản lý mật khẩu phổ biến nhất, hỗ trợ cả máy tính lẫn điện thoại (Android và iOS). Phần mềm tự động nhớ mật khẩu người dùng cũng như thông tin cá nhân khác.


KeePassX là công cụ mã nguồn mở đáng tin vì “minh bạch mã nguồn”, đồng thời là phần mềm quản lý mật khẩu mạnh mẽ. KeePassX hỗ trợ điện thoại di động, nhưng nếu muốn đồng bộ với nhiều máy với nhau bạn phải tải tệp chứa mật khẩu đã được mã hóa lên dịch vụ lưu trữ đám mây như DropBox hoặc Google Drive.


Tương tự LastPass, bạn có thể tải bản miễn phí của Sticky Password cho máy tính và thiết bị di động nhưng phải thực hiện bước đăng ký nếu muốn đồng bộ hóa. Phần mềm hỗ trợ tạo mật khẩu mạnh. Điều thú vị của Sticky Password nằm ở tính năng xác thực dựa vào công nghệ sinh trắc học. Bạn có thể sử dụng dấu vân tay thay vì mật khẩu.


Hải Yên/Báo Tin tức
Khuyến cáo người dùng Việt Nam đổi mật khẩu tài khoản, email
Khuyến cáo người dùng Việt Nam đổi mật khẩu tài khoản, email

Trong hơn 41GB dữ liệu ước tính khoảng 1,4 tỷ tài khoản sử dụng thư điện tử và mật khẩu trên thế giới đã bị lộ, VNCERT đã phân tích và phát hiện số tài khoản sử dụng thư điện tử tại Việt Nam có đuôi “.vn” là 437.664 tài khoản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN