Hợp tác, liên kết vùng

Để ngành du lịch của vùng ngày một phát triển, xứng đáng với tiềm năng sẵn có của các địa phương; mỗi địa phương nói riêng, cả vùng nói chung có điều kiện vực dậy ngành "công nghiệp không khói" thì cần đẩy mạnh liên kết vùng. Đó là nhận định của các đại biểu làm công tác quản lý phát triển du lịch, đồng thời cũng là mong muốn của 14 tỉnh, thành phố trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tại hội thảo “Phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung gắn kết với đại ngàn Tây Nguyên”, do Tổng cục Du lịch và Ban điều phối vùng duyên hải miền Trung phối hợp tổ chức mới đây tại Ninh Thuận.

 

Vườn hoa trung tâm TP Đà Lạt là điểm đến hấp dẫn du khách.Ảnh:Viết Tôn


Hiện nay việc phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như hạ tầng kinh tế, xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn khó khăn, thiếu đồng bộ; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, trùng lắp; công tác xúc tiến, quảng bá chưa cao; môi trường du lịch chưa được thắt chặt… Việc liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch, gắn kết xây dựng tour, tuyến và sản phẩm du lịch giữa các địa phương, các doanh nghiệp còn có nhiều hạn chế, chưa rõ nét, thiếu chiến lược phát triển chung cho toàn vùng.


Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên đang thiếu một tầm nhìn xa, một định hướng, chiến lược vượt tầm cho phát triển ngành du lịch của từng địa phương hay của toàn vùng. Các địa phương thiếu những sản phẩm đặc sắc, chất lượng sản phẩm chưa cao, chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch chưa chuyên nghiệp, mang tính đơn lẻ, thiếu sự hợp tác; hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, chất lượng thấp; nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch chưa đáp ứng được so với yêu cầu, thiếu tính chuyên nghiệp; môi trường du lịch ô nhiễm, xuống cấp, tình trạng chèo kéo khách, cạnh tranh thiếu lành mạnh…

Việc liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch giữa các địa phương trong vùng còn mang tính hình thức, việc quy hoạch phát triển du lịch chưa mang tính chiến lược, quy mô và năng lực của các doanh nghiệp du lịch còn hạn chế, thiếu năng lực, hoạt động kinh doanh lữ hành thiếu tính chuyên nghiệp… Lãnh đạo ngành du lịch và các địa phương cho rằng, muốn phát triển du lịch thì phải hợp tác trên nhiều lĩnh vực như hợp tác trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường; đào tạo nguồn nhân lực… Bên cạnh đó nên chọn ra những tỉnh có thế mạnh du lịch, sản phẩm tương đồng để liên kết với nhau, từ đó sẽ tạo ra kết quả tốt hơn.


Ông Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng nhấn mạnh: Vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên muốn nói đến du lịch, muốn đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải hợp tác, liên kết với nhau, đây là nhu cầu tất yếu để cùng phát triển. Phải xác định được tầm nhìn và đẳng cấp của du lịch vùng trong một thể thống nhất, từ đó để khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, qua đó để đưa vùng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.


Các tỉnh trong vùng cần hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ giữa các địa phương, ưu tiên tập trung nâng cấp và mở rộng quy mô của hai trục xương sống của vùng là quốc lộ 1 A và quốc lộ 14; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; hình thành nên chuỗi các sản phẩm du lịch đặc trưng, chất lượng cao; xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá trên quy mô lớn và dài hạn với sự tham gia của các bên liên quan.


Trong bối cảnh hiện nay, du khách có khả năng và sẵn sàng chi tiêu cao hơn để được đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, phong phú, đa dạng tại các khu, điểm du lịch khác nhau của các địa phương, với chất lượng các dịch vụ tốt hơn trong cùng một chuyến du lịch. Do đó việc gắn kết có hiệu quả và có tính chiến lược giữa các địa phương trong vùng trong phát triển du lịch sẽ là điểm đột phá trong việc thu hút du khách, qua đó tạo tiền đề để nâng tầm thương hiệu du lịch của vùng nói riêng và cả nước nói chung.


Theo Tổng cục Du lịch, ngành du lịch chỉ khởi sắc trong vòng 5 năm nay. Đó là những thế mạnh mà không phải nước nào trong khu vực mong có được. Theo thống kê, năm 2013 các địa phương trong vùng đã đón 24 triệu lượt khách du lịch, chiếm hơn 56% của cả nước, trong đó khách quốc tế gần 5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt hơn 34.600 tỷ đồng, góp phần to lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.

 

Công Thử

Du lịch kết nối di sản thế giới
Du lịch kết nối di sản thế giới

Theo ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, năm Du lịch Quốc gia 2015 có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho du lịch xứ Thanh phát triển.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN