'Người anh em' robot trong tương lai của quân đội Nga

Với việc cựu Bộ trưởng Tình trạng khẩn cấp Sergei Shoigu chuyển sang nắm Bộ Quốc phòng, trong tương lai quân đội Nga nhiều khả năng sẽ được trang bị nhiều hệ thống robot tự động, không chỉ là máy bay không người lái, mà còn là robot lặn, chiến xa và các hệ thống đổ bộ tự hành…

 

Xe thiết giáp BMD-4M.

Từ tháng 12/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã khẳng định phải tích cực robot hóa quân đội. Ngày 14/12/2012, ông Shoigu cùng tân Bộ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp Vladimir Puchkov đã tới thăm Trung tâm tác chiến 294 về rủi ro khẩn cấp “Leader”, để xem xét một số mẫu robot được nhân viên cứu hộ Nga sử dụng như các hệ thống cứu hỏa El-4 và El 10, tổ hợp cứu hỏa di động điều khiển từ xa LUF-60 và robot công binh. Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nga, ông Valery Gerasimov, khi đó đã đề xuất sử dụng các hệ thống tương tự tại Chechnya.


Ngay sau chuyến thăm trên, quân đội Nga bắt đầu bàn tới nhu ng đầu Trung tâm nghiên cứu phòng chống cháy Irek Hasanov tuyên bố công nghệ mà Bộ Tình trạng khẩn cấp ứng dụng cũng sẽ rất có ích với quân đội. Ông nói: “Hãy tưởng tượng một nhà kho, nơi các quả đạn nổ sẽ dữ dội tới mức nào. Ở đó, con người không thể tới gần. Khi đó robot sẽ rất có ích và cần thiết. Đương nhiên bất cứ công cụ đặc biệt nào đều không hề rẻ”. Được biết Bộ Tình trạng khẩn cấp tháng 11/2012 đã mua 2 robot công binh chế tạo trên khung gầm xe MV-4 với giá 87,4 triệu rúp.


 

Xe tăng bay A-40.

Các chỉ huy quân đội Nga đã đưa ra nhiều kế hoạch sử dụng robot. Lục quân sẽ bắt đầu sử dụng rộng rãi máy bay do thám không người lái còn Hải quân sử dụng các thiết bị lặn tự động. Ý tưởng đột phá nhất do Tư lệnh lực lượng lính dù, ông Vladimir Shamanov đưa ra. Ông này đề xuất phát triển hệ thống robot mới dành cho lính dù và thậm chí là các chiến xa tự động có thể bay. Bộ Quốc phòng Nga cũng đã đặt chế tạo loại robot để vận chuyển thương binh.


Tháng 8/2012, ông Shamanov cho biết lực lượng lính dù cùng Cục Thiết kế khí cụ Tula muốn chế tạo một tổ hợp đa năng điều khiển từ xa dựa trên xe bọc thép BMD-4M. Việc chế tạo chiến xa tự động điều khiển từ xa này không quá khó khăn do Cục Thiết kế khí cụ Tula đã sản xuất các modul chiến đấu tự động dành cho BMD-4M (Lính dù Nga sẽ nhận được 10 chiến xa tự động trong số này - 5 vào cuối năm 2013 và 5 vào quí I/2014). Sau đó vào tháng 4, ông Shamanov cho biết đáng tiếc là Cục khí cụ Tula đã không ủng hộ ý định này của quân đội. Theo lời vị chỉ huy trưởng lính dù thì chiến xa tự động thế hệ mới sẽ là “sự kết hợp giữa xe bọc thép nhẹ với máy bay lên thẳng”, có thể bay từ 50 - 100 km, và nhờ cánh gập nên cho thể vận chuyển bằng máy bay vận tải AN-124 và IL-76.


Theo ông Shamanov, cũng chưa rõ về triển vọng chiếc BMD bay của Nga. Nhiều khả năng dự án này cũng sẽ chưa được thực thi do còn sơ khai cũng như độ phức tạp của cấu trúc. Việc sử dụng chiến xa không người lái cũng không có nhiều ý nghĩa vì ngay cả những máy bay không người lái hiện có (dù không do Nga sản xuất) cũng có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ hơn. Một phiên bản robot BMD có người điều khiển sẽ là mục tiêu phục kích lí tưởng khi nó đang chuyển sang chế độ bay hay chưa đạt tới độ cao. Trên không trung, chiến xa bay này sẽ dễ bị tấn công do có kích thước lớn và có lẽ không linh hoạt. Việc sử dụng các hệ thống phòng thủ tích cực sẽ làm thiết kế phức tạp hơn đáng kể dẫn tới việc tăng trọng lượng, nên không thích hợp với lính dù. Cuối cùng, để điều khiển một cỗ máy như vậy đòi hỏi phải có các hệ thống lái tối tân, để nó không chỉ vận hành trên mặt đất mà cả trên không. Nói một cách khác chế tạo chiến xa bay là không thực tế.


Ngoài xe robot chiến đấu, lính dù còn cần tới các robot thả dù, có thể thực hiện một loạt chức năng khác nhau. Tháng 1/2013, người phát ngôn lực lượng lính dù, Đại tá Alexander Kucherenko, cho biết ông Shamanov đã quyết định trang bị cho lính dù các robot giống như Bộ Tình trạng khẩn cấp. Với lực lượng này, các robot sẽ nhỏ hơn và mạnh hơn các thiết bị nhân viên cứu hộ sử dụng. Nhiều khả năng đó sẽ là các tổ hợp robot để rà phá mìn, giám sát và chữa cháy.


Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga đã bắt tay vào phát triển robot có chức năng tìm kiếm và vận chuyển thương binh. Robot này đã được RIA Novosti trích dẫn trong một báo cáo của người đứng đầu Ủy ban Công nghiệp-quốc phòng Nga. Robot mới phải có khả năng tự phát hiện, xác định và di chuyển thương binh trên chiến trường ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau, trong nhà và trên cầu thang. Chi tiết cụ thể về dự án đầy hứa hẹn này chưa được công bố. Vào giữa tháng 2/2013, Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng phát triển băng tay siêu âm chống chảy máu mã hiệu “con ong”. Vào tháng 3, cuộc thi thiết kế loại băng này đã bị hoãn vì quân đội chỉ nhận được một đơn đăng ký tham gia của Đại học Bách khoa St. Petersburg. Theo các yêu cầu của quân đội, loại băng tay này cần tự động phát hiện vị trí chảy máy và ép chặt nó để máu không chảy. Phát minh như vậy có thể có ích cho việc phát triển robot vận chuyển và sơ cứu thương binh.


Mọi loại hệ thống robot nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến đấu do các cỗ máy này có thể thực hiện những nhiệm vụ nhất định với tốc độ và độ chính xác lớn hơn rất nhiều con người. Ở một mức độ nào đó, các hệ thống tự động hiện diện trong rất nhiều hệ thống vũ khí, như phòng không (ví dụ như chế độ hoàn toàn tự động của hệ thống tên lửa phòng không S-400) hay trong trinh sát. Hiện Mỹ đã sử dụng nhiều loại robot chủ động như máy bay không người lái để tấn công, robot để do thám, giám sát, rà phá mìn và kiểm tra. Song với Nga, các công nghệ này vẫn chưa phát triển. Ngoài ra Nga cũng gặp khó khăn khi ngân sách vũ trang trong giai đoạn 2011-2020 là 20.000 tỷ rúp, song trong số này chỉ có 3.000 tỷ rúp dành cho nghiên cứu và phát triển.



Duy Trinh (Theo Lenta.ru)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN