Các nước lớn xoay trục sang châu Á-TBD để kiềm chế nhau

Trong các nước muốn xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương phải kể đến cả Ấn Độ. Từ nhiều năm nay, Ấn Độ đã đề ra chủ trương “Hướng Đông” để phát huy vai trò nước lớn, nước đông dân thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc), nước có nhiều tiềm năng về các mặt, nhất là khả năng buôn bán, làm dịch vụ và xử lí các vấn đề tài chính mà người Anh đã đào tạo và hướng dẫn cho Ấn Độ.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát động chiến dịch “Make in India” ngày 25/9, nhằm đưa nước này trở thành một trung tâm sản xuất, chế tạo của thế giới.


Đặc biệt nữa là Ấn Độ có nhiều bạn bè và nhiều nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương chịu ảnh hưởng của nền dân chủ vĩ đại và nền văn hóa sâu sắc của Ấn Độ.

Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ có sự hỗ trợ và liên minh của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Nga và một số nước khác trong khu vực. Sự có mặt của Ấn Độ ở đây không phải là để kiềm chế Mỹ hoặc Nga mà chính là để kiềm chế sự bành trướng và lấn lướt của Trung Quốc.

Ấn Độ ở đây không thể nào quên những cuộc xâm lược của Trung Quốc sang đất nước họ và giữa hai nước đang còn có những cuộc tranh chấp lãnh thổ rất rộng lớn mà Ấn Độ không thể nhượng bộ cho Trung Quốc dù thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc hiện nay đang cố tỏ ra mềm dẻo để ru ngủ và lôi kéo Ấn Độ.

Tại châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ rất chú trọng tới tuyến đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương để đi xa hơn nữa vì đây là tuyến đường làm ăn và buôn bán của Ấn Độ, là nơi để nước này phát huy vai trò là một cường quốc ở Ấn Độ Dương với một lực lượng hải quân hùng hậu có thể sẵn sàng can dự vào những sự kiện xảy ra ở các đại dương khác.

Cũng như trên đã đề cập, xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, Ấn Độ muốn đem đến những khu vực này truyền thống tốt đẹp của một nền dân chủ nổi tiếng trên thế giới và một nền văn hóa tồn tại hàng nghìn năm với bản chất là rất văn minh, nhân đạo, thương yêu con người và rất hòa bình hữu nghị, trái ngược với nền văn hóa của phương Tây hay nền văn hóa của Trung Quốc.

EU cũng muốn xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nhưng không phải với tính chất toàn khối vì bản thân khối này đang bị chia rẽ, phân liệt và rất khó thống nhất với nhau vì nhiều mặt mà chỉ mang danh nghĩa một số nước lớn như Anh, Đức, Pháp…

Họ xoay trục sang đây trước hết vì mục đích kinh tế, thương mại và một phần vì khoa học công nghệ. Nhưng vì là các nước tư bản của một châu lục già cỗi và đã chậm chân nên họ chưa làm được nhiều ở đây. Tới đây, họ không phải để chống lại hay kiềm chế Mỹ vì Mỹ là đồng minh của họ. Tới đây họ chỉ muốn theo dõi và kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, chống Nga vì Nga đang xung đột với họ và Mỹ vì lợi ích ở châu Âu, nhất là tại Ukraine.

Bản thân EU cũng luôn canh chừng sự liên kết cơ hội giữa Trung Quốc và Nga để chống lại họ. Trong các nước xoay trục sang khu vực này, người ta thấy Pháp muốn quay lại Đông Dương là nơi Paris đã xâm lược và chiếm làm thuộc địa trong gần một thế kỉ. Anh muốn trở lại phát huy ảnh hưởng ở những nơi nước này đã từng chiếm đóng như Hong Kong, Singapore, Malaysia.

Những vấn đề chính yếu và cách làm


Xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương, nói cho cùng các nước lớn đều nhằm kiềm chế và tranh giành địa vị với nhau trên các phương diện chính là: Lợi ích kinh tế, thương mại và tài chính; nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng; nhất là dầu lửa, khí đốt, băng cháy, khoáng sản và thủy - hải sản; các vị trí chiến lược về quân sự và an ninh; buôn bán vũ khí để kích động các cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực; các con đường hàng hải huyết mạch từ Trung Đông - châu Phi và Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương để đi xa hơn nữa; ngăn chặn nhau phát huy vai trò và ảnh hưởng về các mặt ở đây và giành giật nhau vì vị trí bá chủ trước hết là ở châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn là trên toàn cầu…

Cách họ làm không phải là từng nước riêng lẻ đối chọi nhau (tất nhiên cũng có lúc xảy ra chuyện đó), mà cơ bản là họ liên minh liên kết với nhau theo từng nhóm nước cùng có chung mục tiêu và lợi ích giống nhau. Nổi lên ở đây là liên minh Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc - Ấn Độ - Australia - New Zealand và một số nước EU chống lại và kiềm chế sự liên minh liên kết giữa Trung Quốc và Nga, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và Liên minh hải quan Á - Âu… Hai khối liên minh này lại kéo theo một số nước khác ở khu vực có quyền lợi tương đồng và đã từng là bạn bè của các nước trong mỗi khối.

Biện pháp họ sử dụng là các biện pháp tổng hợp gồm cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, tùy từng lúc từng nơi mà sử dụng loại sức mạnh nào cho phù hợp. Họ vừa hợp tác, vừa đấu tranh và lừa miếng nhau, chỗ nào áp đảo và giành giật được đối phương thì áp đảo và giành giật ngay nhưng hết sức tránh xảy ra chiến tranh hủy diệt có nghĩa là cả hai bên đều chết. Phương châm của họ là làm bền bỉ lâu dài, không nóng vội. Năm nay chưa làm được thì làm năm sau; thế hệ này chưa làm được thì thế hệ sau làm.

Giành giật và kiềm chế nhau ở châu Á - Thái Bình Dương nhưng không buông lơi các nơi khác, châu lục khác, nhất là ở Trung Đông - châu Phi, Trung Á, vùng Ban căng, khu vực đang đối chọi giữa Nga và NATO, châu Mỹ La tinh và vùng Caribe. Do đó tiềm lực và nhân lực của họ phải căng ra, làm cho họ bị kiệt sức, quyền lợi của nhân dân nước họ cũng bị ảnh hưởng nhiều, nội bộ họ phát sinh nhiều mâu thuẫn không dễ gì có thể giải quyết trong một sớm một chiều.


Hồ Đức Minh

Các nước lớn xoay trục sang châu Á-TBD để kiềm chế nhau (tiếp theo)
Các nước lớn xoay trục sang châu Á-TBD để kiềm chế nhau (tiếp theo)

Sau Mỹ phải nói đến sự “xoay trục” hay bành trướng của Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Vốn là một nước nằm ở khu vực này, lâu nay Trung Quốc đã muốn vươn lên trước hết là làm chủ châu Á với khẩu hiệu “châu Á phải thuộc về người châu Á”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN