Bằng cách nào Mỹ sở hữu được 21 tiêm kích MiG-29 của Liên Xô?

MiG-29, vốn được NATO định danh là Fulcrum, từng được xem là một trong những mẫu tiêm kích thế hệ thứ tư uy lực nhất trong thời Chiến tranh Lạnh.

Chú thích ảnh
MiG-29 từng được đánh giá là tiêm kích uy lực mạnh trong thời Chiến tranh Lạnh. Ảnh: Sputnik

Chiến đấu cơ này từng rất phổ biến và ngày nay MiG-29 với nhiều biến thể khác vẫn được không quân nhiều nước sử dụng. Năm 1997, Mỹ từng mua được một số lượng khá lớn tiêm kích đa năng này, trong một nỗ lực không để MiG-29 rơi vào tay “kẻ thù” Iran và cũng là để có được cơ hội mổ xẻ, phân tích Fulcrum.

MiG-29 được xem là tiêm kích thế hệ thứ tư đời đầu do thiết kế, phát triển từ năm 1974. Chiếc đầu tiên được đưa vào phiên chế trong quân đội Liên Xô vào năm 1982 và được coi là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ, thực hiện nhiệm vụ tác chiến kết hợp với tiêm kích Su-27. Tìm kiếm mục tiêu và tấn công tầm xa là nhiệm vụ của Su-27. Còn MiG-29 đảm nhận phần việc bảo vệ đơn vị bộ binh và xe bọc thép trước không quân đối phương; tạo lưới chắn cho các căn cứ hậu cần, cũng như chống lại hoạt động trinh sát trên không của kẻ thù.

MiG-21 đã chứng tỏ được uy lực của một mẫu tiêm kích thế hệ thứ tư, nhất là ở khả năng cơ động. Máy bay được chế tạo theo sơ đồ khí động học tích hợp, với một cánh thấp, 2 cánh đuôi và động cơ tách biệt. Hai động cơ Klimov/Sarkisov RD-33 turbofan giúp MiG-29 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.3 (gấp 2,3 vận tốc âm thanh), tương ứng với 2.450 km/giờ. Chính điều này giúp MiG-21 nhanh hơn so với mẫu tiêm kích cùng loại của Mỹ là F-16. Một ưu điểm khác của MiG-29 là nó có thể cất cánh từ các sân bay dã chiến, không đòi hỏi quy chuẩn khắt khe về đường băng.

MiG-21 thực tế đã có mặt trong quân đội NATO. Sau khi sáp nhập hai miền Đông-Tây, không quân Đức bắt đầu tiếp nhận các lô MiG-21 có trong biên chế của không quân Cộng hòa Dân chủ Đức trước đó. Chính điều này đã giúp phi công Mỹ có được cơ hội đối diện trực tiếp với Fulcrum trong các bài diễn tập không quân. Phi công Mỹ nhận ra rằng trong không chiến đối đầu ở tốc độ bay thấp, MiG-29 không thua kém F-16. Ở khoảng cách 64 km, tiêm kích của Mỹ chiếm thế thượng phong trước Fulcrum. Nhưng ở tầm 16 km, F-16 của Mỹ không giữ được ưu thế và bị lép về nếu khoảng cách rút xuống còn 8 km và đối đầu trên cùng một mặt phẳng.

Chú thích ảnh
Tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 được trang bị trên MiG-29. Ảnh: TASS

MiG-21 cũng tạo ấn tượng mạnh về khả năng mang vũ khí tấn công. Tiêm kích được trang bị 7 giá treo, có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối không, không đối đất. Điểm nhấn chính trong khả năng thực chiến của MiG-29 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 sử dụng hệ thống dẫn đường hồng ngoại. Tên lửa được kết nối trực tiếp trên màn hình hiển thị của mũ phi công, giúp phi công lựa chọn và ấn nút diệt mục tiêu dễ dàng ở góc 60 độ so với đầu máy bay, thay vì phải điều chỉnh hướng bay thẳng mục để phóng tên lửa như trước.

Việc Mỹ sở hữu 21 tiêm kích MiG-29 cũng là câu chuyện dài. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhiều nước mới tách ra độc lập bất ngờ được phân chia vũ khí, trang bị có trong kho của quân đội Liên Xô trước đây. Moldova là một trong số đó – nước này nhận được lô 34 chiếc MiG-29 với các biến thể khác nhau.

Năm 1996, chính quyền Moldova thông báo cho phía Mỹ biết nước này đã liên hệ với Iran về hợp đồng mua bán MiG-29. Trước đó, quân đội Iran cũng đã có MiG-29 trong biên chế. Nhưng mẫu MiG-29 C, với 14 chiếc có lô hàng của Moldova, sẽ là một vũ khí nâng cấp so với các phiên bản cũ. Chính quyền Bill Clinton lúc đó lo ngại, MiG-29 có thể rơi vào tay “kẻ thù” Iran, được Tehran sử dụng làm phương tiện mang vũ khí hạt nhân. Vì lý do này, Mỹ quyết định nhảy cuộc.

Đến năm 1997, Mỹ hoàn tất hợp đồng mua 21 tiêm kích MiG-29 với các biến thể khác nhau từ Moldova, trong đó có lô 14 chiếc dòng MiG-29C. Đổi lại, Moldova nhận được 40 triệu USD tiền mặt cùng với viện trợ nhân đạo và vũ khí phi sát thương từ Mỹ.

Hoài Thanh/Báo Tin tức (Theo 19fortyfive.com)
MiG-29 Ấn Độ rơi cháy nổ tan tành, phi công kịp thoát
MiG-29 Ấn Độ rơi cháy nổ tan tành, phi công kịp thoát

Chiếc chiến đấu cơ vỡ vụn, bốc cháy ngùn ngụt trên cánh đồng, nhưng may mắn là viên phi công đã kịp ấn ghế phóng thoát ra ngoài.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN