Ấn Độ gia nhập cuộc đua phát triển 'robot sát thủ’ trong quân đội

Ấn Độ đang cân nhắc phương án phát triển hệ thống vũ khí sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quân đội, với khả năng nhận diện và tấn công mục tiêu mà không cần chỉ dẫn của con người.

Nhiều quốc gia đang tích cực phát triển công nghệ vũ khí tự động – công nghệ cho phép cỗ máy hoạt động một cách độc lập mà không phụ thuộc vào sự đánh giá của người điều khiển. Ảnh: AFP

Chính quyền New Delhi nhận định công nghệ AI sẽ trở thành một công cụ tiềm năng định hình tình hình an ninh và phòng thủ của quốc gia.

Tờ Times of India trích lời ông Ajay Kumar - thư ký Bộ phận sản xuất quốc phòng tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ - đưa tin một trong những mục tiêu mà lực lượng trên phải đạt được là “phát triển hệ thống robot tự động thông minh. Thế giới đang hướng tới những cuộc chiến mà do AI điều khiển. Ấn Độ cũng cần phải có những bước tiến cần thiết để chuẩn bị cho lực lượng vũ trang vì AI có tiềm năng gây ra sức ảnh hưởng đáng kể đối với an ninh quốc gia. Chính phủ đã thành lập một đội ngũ phát triển AI để chuẩn bị cho viễn cảnh đó”.

Một lực lượng phụ trách phát triển AI 17 thành viên, gồm các quan chức thuộc quân đội Ấn Độ, Bộ Quốc phòng, các nhà đầu tư phát triển vũ khí và tổ chức nghiên cứu, được thành lập trongtháng 2 vừa qua.

Thế giới trong mấy năm trở lại đây đã được chứng kiến sự phát triển chóng mặt của công nghệ AI. Nếu được ứng dụng trong quân sự, trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ như tự động nhận diện mục tiêu, phân tích dữ liệu tình báo, cải thiện công tác hậu cần…

Công nghệ này cũng có thể thay thế và thậm chí vượt trội hơn so với con người trong một số vai trò tác chiến. Tuy nhiên, việc phát triển robot “sát thủ” tự động cũng gây ra quan ngại về mặt đạo đức khi những quyết định liên quan đến mạng người lại do thuật toán máy tính đưa ra.

Trước đó, giới khoa học nhiều lần cảnh báo ngay khi được phát triển hoàn thiện, công nghệ vũ khí tự động có thể gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở quy mô lớn chưa từng thấy, với tốc độ diễn biến nhanh chóng mà con người không thể bắt kịp. Không chỉ vậy, đây có thể trở thành thứ vũ khí một khi rơi vào tay các lực lượng khủng bố hay những kẻ độc tài, chuyên quyền thì nso có thể gây thương vong lớn cho người dân vô tội.

Bảo Hà/Báo Tin tức
Không phải Libya, đây mới là quốc gia Triều Tiên muốn hướng đến mô hình hạt nhân
Không phải Libya, đây mới là quốc gia Triều Tiên muốn hướng đến mô hình hạt nhân

Một quốc gia nghèo, sống trong mối lo sợ bị uy hiếp bởi nước lớn láng giềng, đã hy sinh rất nhiều để có được vũ khí hạt nhân như một thứ "bùa hộ mệnh", và đến nay vẫn sở hữu vũ khí này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN