Sáng 21/1, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiến hành Hội nghị lần thứ 21 họp bàn về một số nội dung quan trọng, trong đó có dự thảo lần 2 Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Sáng 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 Hội đồng nhân dân (HĐND) TP Hà Nội khóa XVI, các đại biểu thực hiện tái chất vấn kết quả thực hiện các kết luận chất vấn, những cam kết, lời hứa của thành phố và các cơ quan tại kỳ họp trước liên quan đến các dự án đầu tư.
Đối với các dự án không đảm bảo tiến độ, nhà đầu tư không đủ năng lực, UBND TP Hà Nội đã kiên quyết chỉ đạo chấm dứt hoạt động.
Sáng 9/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, ông Dương Đức Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã báo cáo về kết quả thực hiện kết luận chất vấn liên quan đến dự án đầu tư.
Trong 2 ngày 10 và 11/12, Sở Giao thông Vận tải sẽ cấm các phương tiện đi vào phố Trần Văn Lai (đoạn từ ngã tư Trần Văn Lai - Đỗ Đình Thiện đến ngã ba Trần Văn Lai - Đỗ Đình Thiện).
Theo UBND thành phố Hà Nội, tính đến đầu tháng 12/2022, thành phố giải ngân vốn đầu tư công được 25.020 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch; trong đó, cấp thành phố đạt 35,4% kế hoạch và cấp huyện đạt 58,9% kế hoạch.
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán 2023, dự báo, lưu lượng phương tiện từ các tỉnh, thành đổ về Hà Nội sẽ tăng nhanh để phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của người dân.
Cùng với lộ trình được Trung ương phê duyệt nâng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng lên 1.800.000 đồng (từ 1/7/2023); UBND TP Hà Nội đang đề xuất cơ chế đặc thù tăng thu nhập cho cán bộ công chức của thành phố.
Sáng 8/12, tại Kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Ngày 7/12, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã thông báo về việc tổ chức giao thông, cấm đường, phân luồng giao thông phục vụ tổ chức sự kiện "Con đường Văn hóa Hữu nghị Việt - Hàn".
TP Hà Nội không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp; Không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định...
Để góp phần đưa Nghị quyết số 15 - NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đi vào cuộc sống, tạo bước phát triển toàn diện, bứt phá của Thủ đô Hà Nội theo đúng mục tiêu, quan điểm Nghị quyết đề ra, chiều 6/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Hiện thực những mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh và phát triển”.
Để đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong những ngày cuối năm và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp tới, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội đã triển khai Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2022, trị giá khoảng 39.500 tỷ đồng, lượng hàng hóa phục vụ người dân trong dịp cuối năm này tăng khoảng 15% so với năm trước.
Thành phố Hà Nội đang hướng tới một đô thị văn minh, thân thiện và ngày càng thuận tiện cho người dân. Thành phố cũng đang nỗ lực lớn và quyết liệt trong cải cách hành chính để xứng đáng với danh hiệu “thành phố vì hòa bình”.
Theo ý kiến các chuyên gia, Nghị quyết 15-NQ/TW là sự kết tinh trí tuệ, sáng tạo, thể hiện tư duy lý luận và thực tiễn mang tầm nhìn thời đại về chiến lược phát triển Thủ đô cao hơn, mục tiêu đi xa hơn, làm nên kỳ tích sông Hồng. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, ngay từ bây giờ thành phố tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, nỗ lực thực hiện cho bằng được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo chuyển biến thực sự, xây dựng và phát triển Thủ đô "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng: Thủ đô Hà Nội đến năm 2050 với sông Hồng là trục xanh; là thành phố thông minh và giàu bản sắc. Những nội dung trên được giới chuyên gia và nhà quản lý đánh giá mang tầm nhìn thời đại, phù hợp với xu thế phát triển đô thị của thế giới mà Hà Nội cần đeo đuổi để cán đích.
Trong hàng ngàn năm kiến tạo và phát triển, Thủ đô luôn là biểu tượng của bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng và ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam.
Kỳ vọng về một Hà Nội phát triển hiện đại hơn, xứng tầm khu vực và thế giới, song vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống hàng ngàn năm, luôn là nỗi khát khao không chỉ của người dân Thủ đô, mà còn là mong muốn từ trái tim của đồng bào cả nước. Và Nghị quyết 15-NQ/TW mở ra cơ hội để triệu triệu trái tim cùng hướng về một mục đích, chung tay cống hiến xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm.
Nghị quyết 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu: Hà Nội là thành phố văn hiến - văn minh - hiện đại, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu ngang tầm với Thủ đô các nước phát triển.
Việc tiếp tục triển khai sâu rộng bộ Quy tắc ứng xử, tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, công chức đang được thành phố quan tâm, nhằm nâng cao hơn nữa đạo đức công vụ và thái độ phục vụ nhân dân.
Tại Hà Nội, dịp cuối năm nhu cầu vận chuyển hàng hóa gia tăng, dẫn tới xuất hiện nhiều xe ba gác tự chế, chở hàng cồng kềnh; chủ xe giả danh thương binh lưu hành vi phạm, gây mất an toàn giao thông.