Ai tạo cớ kích động giáo dân gây rối ở Nghi Phương?

Trong vụ gây rối của giáo dân ở xã Nghi Phương, huyện Nghi lộc, Nghệ An vừa qua có một tình tiết rất đáng lưu ý là ngày 22/5/2013 ông giám mục Nguyễn Thái Hợp khi đến hiện trường theo yêu cầu của các cấp chính quyền địa phương khuyên nhủ giáo dân giải tán để bảo đảm an ninh trật tự cho địa phương. Đáng lẽ ông một mặt khuyên giáo dân giải tán, mặt khác ông phải nhanh chóng cho người đưa 3 công an viên bị giáo dân quá khích hành hung bị thương đi cấp cứu nhưng ông lại giữ họ trong suốt 2 giờ đồng hồ để lập “biên bản” vu cáo cho 5 cán bộ công an không trang bị vũ khí, là ngăn cản dân hành lễ; và ép buộc những người bị thương này ký vào “biên bản”. Khi những người công an đang bị thương không ký biên bản vu khống đó thì ông đe dọa: “Sau 10 phút, các anh không ký tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết”. Thử hỏi, nếu những người bị thương này không ký vào cái “biên bản” vu khống đó trong khi giám mục giáo phận ra về thì số phận của họ sẽ ra sao khi họ đang bị những giáo dân quá khích giam giữ?


Tương tự như vậy, ngày 3/9/2013, cả ngàn giáo dân giáo xứ Mỹ Yên và vùng lân cận kéo đến bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương, khống chế, giam giữ 6 cán bộ của huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương từ 9 giờ đến 14 giờ. Một số giáo dân quá khích đã chửi bới, hành hung các cán bộ đang bị giam giữ, rồi ép buộc ông Nguyễn Trọng Tạo, Chủ tịch UBND xã, viết “Giấy cam kết” đề nghị UBND tỉnh và Công an tỉnh xem xét thả Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải (đang bị giam giữ do vi phạm pháp luật) trước 16 giờ ngày 4/9/2013. Tiếp đến, các giáo dân quá khích lại ép ông Nguyễn Hữu Lam, Phó chủ tịch UBND huyện Nghi Lộc, viết xác nhận của UBND huyện. Sau khi có được giấy của Chủ tịch UBND xã Nghi Phương đã ký tên, đóng dấu đề nghị UBND tỉnh và Công an tỉnh Nghệ An xem xét thả 2 bị can nêu trên, thì đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, giáo dân mới trả tự do cho 6 cán bộ rồi giải tán ra về.


Dư luận đặt câu hỏi rằng, vì sao ông giám mục Nguyễn Thái Hợp và những giáo dân quá khích nhất định phải ép những cán bộ trong tình huống đang họ bị giáo dân khống chế giam giữ, đã bị hành hung đến thương tích, ký vào những “biên bản” vu khống hoặc cái gọi là “cam kết” khi họ không có quyền hạn theo pháp luật để thỏa mãn các cam kết đó?


Rõ ràng là việc ngày 22/5/2013 ông giám mục Nguyễn Thái Hợp ép cán bộ đang bị giam giữ trái phép và đã bị hành hung gây thương tích ký “biên bản” vu khống là tạo tiền lệ cho vụ việc xảy ra vào ngày 3/9/2013 với hàng trăm giáo dân quá khích khống chế, giam giữ và ép buộc chủ tịch xã Nghi Phương Nguyễn Trọng Tạo phải ký “giấy cam kết” đề nghị thả hai bị can là Hải và Khởi.


Bản chất hai sự việc này là một; không những “biên bản” và “giấy cam kết” không có giá trị pháp lý mà hành vi ép buộc, đe dọa để những cán bộ đang bị thương hoặc đang bị khống chế, giam giữ phải ký vào các văn bản đó không chỉ vi phạm pháp luật mà còn chà đạp lên đạo lý thông thường.


Ông giám mục Nguyễn Thái Hợp không thể không biết điều đó nhưng vẫn cứ làm. Bởi chỉ có dùng thủ đoạn như vậy ông giám mục mới có thể tạo ra “bằng chứng” để vu cáo những người thi hành công vụ. Đó cũng là cái cớ để ông kích động giáo dân gây rối, hòng làm lớn chuyện để mặc cả với chính quyền.


T.T

Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An - Bài cuối: Nghệ An - Những miền quê 'tốt đời đẹp đạo'
Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An - Bài cuối: Nghệ An - Những miền quê 'tốt đời đẹp đạo'

Cùng nhìn lại những câu chuyện đời thường, những tấm lòng bác ái với cộng đồng, đầy tinh thần trách nhiệm với xã hội, với đất nước của những người con dân Chúa không chỉ ở Nghi Phương mà trên khắp các vùng quê xứ Nghệ, nơi Thiên Chúa và tình thương ngự trị song hành với pháp luật của Nhà nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN