Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An - Bài 3: Vì sao đòi thả kẻ phạm tội vô điều kiện?

Hai kẻ phạm tội ở đây là Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải mà trong bài viết trước chúng tôi đã dẫn lời khai nhận tội và xin được hưởng khoan hồng công khai của họ trước ống kính của phóng viên TTXVN.

Rõ ràng, chính xác là thế nhưng tại buổi làm việc với đại diện Công an tỉnh Nghệ An ngày 01/9/2013 ở Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An, giám mục Nguyễn Thái Hợp lại đề nghị cho hai bị can được về với gia đình. Trước đề nghị này, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Phó Giám đốc Công an tỉnh, thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An - đã nói rõ: Vụ việc xảy ra ở Trại Gáo (Nghi Phương, Nghi Lộc) là vi phạm pháp luật và công an bắt các bị can đúng theo quy định của luật pháp, nếu Tòa Giám mục bảo lãnh cho các bị can thì công an sẽ cho tại ngoại, lúc nào cơ quan chức năng triệu tập thì phải chấp hành nghiêm túc. Nhưng, giám mục Nguyễn Thái Hợp và ba linh mục trong đoàn vẫn cố tình không bảo lãnh, tiếp tục đòi thả người vô điều kiện.

Tài sản nhà anh Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương, bị giáo dân đập phá dùng xăng đốt, làm hư hỏng. Ảnh: Công an tỉnh Nghệ An cung cấp, TTXVN phát.


Dư luận đặt câu hỏi: Với một người học nhiều, hiểu rộng như giám mục Hợp thì thừa biết rằng đòi hỏi này trái với qui định của pháp luật, nhưng vì sao ông ta vẫn đòi hỏi?


Để trả lời được vấn đề này, chúng ta phải trở lại sự kiện ngày 22/5/2013: Linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Bình Thuận (xã Nghi Thuận), dù chưa được sự đồng ý của giám mục Nguyễn Thái Hợp và linh mục Nguyễn Đình Thăng, quản xứ Mỹ Yên (xã Nghi Phương), vẫn tổ chức nghi lễ tại nhà thờ giáo họ Trại Gáo với sự tham gia của giáo dân ở nhiều địa phương về hiệp thông cầu nguyện cho 8 bị cáo phạm tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền bị Tòa án Nhân dân Tối cao xét xử phúc thẩm tại thành phố Vinh vào ngày hôm sau, 23/5/2013. Trước sự việc trên, năm cán bộ công an đã đến địa bàn để nắm tình hình; và họ đã bị giáo dân chặn đường, khống chế đánh đập bị thương; ba người trong số đó đã bị giáo dân giam giữ trái pháp luật. Sau đó, hàng trăm giáo dân bao vây nhà xã đội trưởng (Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Nghi Phương) Đậu Văn Sơn và có những hành vi vi phạm pháp luật như chúng tôi đã phản ánh trong bài viết trước.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý ở đây là, g
iám mục Nguyễn Thái Hợp có mặt tại đó đã không khuyên nhủ giáo dân giải tán, cũng không kịp thời giải cứu, cấp cứu ba cán bộ công an bị thương ngay, mà lại giữ ba cán bộ bị thương hơn 2 giờ để cùng Hội đồng mục vụ Giáo họ Trại Gáo lập “biên bản” theo ý đồ của mình rồi ép họ ký. Linh mục Nguyễn Đoài đã đọc cho chức việc viết “biên bản” có nội dung xuyên tạc, vu khống lực lượng công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ”. Khi các cán bộ công an không chịu ký vào “biên bản”, giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp: “Sau 10 phút, các anh không ký, tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết”.

Chưa nói đến sự phi lý trong “biên bản” vu cáo Công an “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ” trong khi chỉ có 5 công an đi tay không, mỗi người một nơi, giữa hàng trăm giáo dân; mà cũng nên nhìn vấn đề ở khía cạnh nhân văn, đạo lý.

Ép buộc, đe dọa người bị thương đang bị giam giữ ký vào “biên bản” với những nội dung vu khống, bịa đặt khiến chúng ta liên tưởng đến những tên cai ngục ở nhà tù Mỹ - ngụy từng tra tấn, hành hạ những người dân vô tội ở miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống xâm lược Mỹ.

Tài sản nhà anh Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương, bị giáo dân đập phá dùng xăng đốt, làm hư hỏng. Ảnh: Công an tỉnh Nghệ An cung cấp, TTXVN phát.


Thiết tưởng, những người đã có hành vi ép buộc, đe dọa này nên xem lại bức ảnh của cố phóng viên TTXVN Trọng Thanh chụp cảnh anh Giải phóng quân đang chăm sóc một tù binh ngụy bị thương trong trận đánh cao điểm 550 tại mặt trận Đường 9 – Nam Lào năm 1971. Anh bộ đội đã dành những giọt nước cuối cùng trong chiếc bi đông của mình cho người tù binh bị thương. Nước trên chiến trường nhiều lúc quý như máu nhưng vẫn được anh bộ đội nhường cho tù binh bị thương, dù rằng trước đó mấy phút thôi, họ là kẻ thù một mất một còn của nhau.


Hình ảnh này thể hiện lòng bác ái, vị tha và phẩm chất cao cả của anh bộ đội Cụ Hồ,đã đánh thức lương tri nhân loại; và hi vọng sẽ đánh thức lương tri của những kẻ còn mê muội đến bây giờ.

Nhìn nhận lại vụ việc này, chúng ta thấy, việc giám mục Hợp có mặt tại nơi xảy ra sự việc để phối hợp giải quyết vấn đề theo đề nghị của các cấp chính quyền là điều đáng hoan nghênh. Nhưng với vai trò là “người chủ chăn”, giám mục Hợp sẽ trả lời dư luận thế nào khi chính ông ta thấy sự việc sai trái của các giáo dân mà không đứng ra khuyên bảo; rằng vì sao thay vì cứu ba cán bộ công an bị thương đang bị giáo dân giam giữ thì ông lại ra điều kiện để buộc họ phải thừa nhận một việc không có là “ngăn cản không cho giáo dân hành lễ”; và rằng, việc làm này có còn là lương tâm, đạo đức của một người bình thường không?

Tài sản nhà anh Đậu Văn Sơn, xã đội trưởng xã Nghi Phương, bị giáo dân đập phá dùng xăng đốt, làm hư hỏng. Ảnh: Công an tỉnh Nghệ an cung cấp, TTXVN phát.


Trở lại với câu chuyện giám mục Hợp đề nghị cho hai bị can về với gia đình. Trước hết, ai cũng thấy đây là một cách nói không rõ ràng, dễ tráo trở, vì dùng thuật ngữ “cho về” khác với việc “bảo lãnh” và cho “tại ngoại”. Đòi hỏi này là trái với quy định của pháp luật; vậy giám mục Hợp đưa ra để làm gì? Ông Hợp thừa hiểu rằng, đòi hỏi trái pháp luật sẽ không được cơ quan bảo vệ pháp luật chấp nhận nhưng vẫn đưa ra đòi hỏi để thực hiện ý đồ sâu xa của ông, được thể hiện qua câu nói: “Tôi đã làm hết trách nhiệm, nếu các ông không thả người, tôi sẽ để cho dân thực hiện theo quyền của họ”.


Để hiểu được câu nói đầy hàm ý này, chúng tôi thấy cần phải nhắc lại rằng, trong khi Bộ Công an không hề có sự hứa hẹn nào về việc thả hai bị can trong vụ việc ngày 22/5/2013 thì sáng ngày 30/8/2013, trước hơn 300 giáo dân đang bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương, lăng mạ, xúc phạm cán bộ, khi được UBND huyện Nghi Lộc và Công an tỉnh đề nghị đến tuyên truyền giải tán đám đông thì giám mục Hợp lại nói với giáo dân rằng: “Các con cứ ra về, việc này cha đã có ý kiến với ông Trung tướng Bộ Công an và chính quyền xem xét giải quyết, sau 5 ngày nữa nếu chính quyền không thả người thì cha hết trách nhiệm, các con muốn làm gì thì làm”!

Đây chính là thủ đoạn lợi dụng, lừa mị, kích động giáo dân để gây sức ép với chính quyền.

“Cái quyền” mà ông giám mục Hợp để các giáo dân thực hiện chính là “các con muốn làm gì thì làm”. Như vậy đã rõ: Vị chủ chăn đã bật đèn xanh cho giáo dân quá khích thực hiện những hành vi ngang ngược, vô chính phủ, vừa vi phạm pháp luật vừa bất chấp đạo lý. Những lời nói mang tính kích động này của giám mục Hợp đã trở thành "chất men” tạo nên các vụ gây rối của một số giáo dân quá khích ở Nghi Phương, dẫn đến các hành vi phá rối an ninh trật tự, vi phạm pháp luật như bao vây trụ sở UBND xã và giữ người trái pháp luật, dùng đá tấn công vào trụ sở UBND xã và người thi hành công vụ, khiến nhiều người bị thương.

Xâu chuỗi các sự kiện chúng ta có thể nhận thấy, vụ việc xảy ra trong đêm 22/5 và các ngày 30/8, 3 và 4/9 vừa qua nằm trong âm mưu, ý đồ, kịch bản được dàn dựng chặt chẽ, có tổ chức từ trước để ép chính quyền thả hai bị can Khởi và Hải.

Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN. Ảnh TTXVN


Tuy nhiên, bản chất của v
iệc đòi thả hai bị can chỉ là cái cớ để gây sức ép với chính quyền, hòng làm mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại Nghệ An và tạo cớ vu cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Rõ ràng là, nếu thật sự muốn cơ quan bảo vệ pháp luật tha bổng cho hai bị can Hải và Khởi thì vị chủ chăn Nguyễn Thái Hợp đã không để cho hàng ngàn giáo dân “muốn làm gì thì làm”, bất chấp pháp luật và đạo lý; cũng đồng nghĩa với việc đẩy nhiều người khác vào con đường vi phạm pháp luật.

Nhìn vào logic của các sự kiện diễn ra theo trình tự thời gian từ ngày 22/5/2013 đến ngày 4/9/2013, ta thấy vụ việc trước là nguyên cớ cho vụ việc sau, nhưng sự việc sau luôn được đẩy lên mức độ cao hơn, phức tạp hơn và tính chất nguy hiểm cũng nghiêm trọng hơn vụ việc trước; hành vi vi phạm pháp luật cũng theo đó tăng lên. Xuất phát của các sự kiện trong các ngày 22/5, 30/8, mùng 3 và 4/9/2013 đều là từ các hành vi “hiệp thông cầu nguyện” và đòi hỏi tha cho những bị can, bị cáo
đang bị xử lý theo pháp luật của một số chức sắc, chức việc và những giáo dân quá khích. Tính chất nguy hiểm của các hành vi này là sự lôi kéo, kích động tham gia của hàng ngàn giáo dân quá khích và manh động; gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đời sống người dân.

Đòi tha cho kẻ phạm tội vô điều kiện là điều không thể chấp nhận đối các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nhà nước ta, nhưng giám mục Nguyễn Thái Hợp và nhiều chức sắc, chức việc khác vẫn đòi hỏi. Đó chỉ là cái cớ để họ kích động giáo dân gây ra các vụ việc ở xã Nghi Phương vừa qua !


Đón đọc Bài 4: Vụ Nghi Phương dưới phán xét của tín điều và công lý


Nhóm phóng viên

Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An - Bài cuối: Nghệ An - Những miền quê 'tốt đời đẹp đạo'
Về vụ kích động, gây rối ở xã Nghi Phương, Nghệ An - Bài cuối: Nghệ An - Những miền quê 'tốt đời đẹp đạo'

Cùng nhìn lại những câu chuyện đời thường, những tấm lòng bác ái với cộng đồng, đầy tinh thần trách nhiệm với xã hội, với đất nước của những người con dân Chúa không chỉ ở Nghi Phương mà trên khắp các vùng quê xứ Nghệ, nơi Thiên Chúa và tình thương ngự trị song hành với pháp luật của Nhà nước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN