'Nhìn' thực lực bản thân khi chọn ngành học

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Ngành nào cũng vô cùng cần thiết với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thí sinh không quá nặng nề việc bạn bè lựa chọn cái gì mà nên nhìn thực lực bên trong bản thân. Các em sẽ cần trả lời câu hỏi là: Sẽ làm gì trong tương lai với nghề nghiệp đã lựa chọn?”.

Chú thích ảnh
Ngày hội hướng nghiệp vừa diễn ra tại Cần Thơ. Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN

Theo đánh giá chung của những nhà tuyển dụng, trong hơn 2 năm qua, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải làm việc tập trung, cần có tương tác giữa con người với con người bị ảnh hưởng trực tiếp. Những ngành công nghệ ít bị ảnh hưởng hơn vì có phương thức làm việc khác nhau, giảm thiểu được sự ảnh hưởng của dịch COVID-19.  

Chẳng hạn, những ngành du lịch, thương mại, khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng những ngành công nghệ, chuyển đổi số, viễn thông lại có cơ hội phát triển mạnh.

Theo PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa, tại thời điểm này, dưới tác động của dịch COVID-19, những ngành liên quan đến chuyển đổi số, nền công nghiệp 4.0 như Robot, Trí tuệ nhân tạo sẽ phát triển nhanh. Về công nghệ sẽ không chỉ ở một nhóm ngành mà công nghệ sẽ hỗ trợ phát triển các ngành khác nhau. “Nhiều thí sinh chọn ngành có thị trường lao động cao, độ “hot". Nhưng thí sinh nên để ý đến tính liên ngành giữa các ngành học”, PGS.TS Nguyễn Phú Khánh cho biết.  

Các chuyên gia tuyển sinh, nhà tuyển dụng cho rằng, học ngành hot nhưng nếu thí sinh không chuẩn bị kỹ năng, phẩm chất, thái độ nghiêm túc thì khó thuyết phục nhà tuyển dụng. Họ đánh giá bên cạnh bằng cấp thì các kỹ năng, thái độ, phẩm chất rèn luyện mang tính quyết định.

Cũng theo các chuyên gia tuyển sinh thì cách chọn ngành bền vững vẫn là dựa trên sự yêu thích và năng lực bản thân. Tuy nhiên, thí sinh rất cần tham khảo thông tin đến từ các chuyên gia, thầy cô, bối cảnh gia đình để cân nhắc.

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Ngành nào cũng vô cùng cần thiết với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thí sinh không quá nặng nề việc bạn bè lựa chọn cái gì mà nên nhìn thực lực bên trong bản thân. Các em sẽ cần trả lời câu hỏi là: Sẽ làm gì trong tương lai với nghề nghiệp đã lựa chọn?”.  

PGS. TS Nguyễn Thu Thuỷ nêu thực tế có lĩnh vực ngành nghề rất khó tuyển nhưng đất nước lại vô cùng cần. “Nếu các em thực sự giỏi thì các em vừa có sự thành công cá nhân, thậm chí còn tạo ra sự thay đổi cho đất nước, thế giới. Kinh nghiệm của tôi cho thấy, trước đây, có nhiều các bạn rất giỏi khoa học tự nhiên nhưng lại theo ngành kinh tế vì theo xu thế. Mặc dù, có bạn thành công nhưng có những bạn sau khi học tập và làm việc lại thấy không phù hợp", PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho biết.  

 

Lê Vân/Báo Tin tức
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2021: Lựa chọn ngành nghề bắt nhịp với nhu cầu thị trường
Tuyển sinh ĐH - CĐ 2021: Lựa chọn ngành nghề bắt nhịp với nhu cầu thị trường

Mùa tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến gần, vấn đề lựa chọn trường, khoa, ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trường và quan trọng là tăng khả năng có việc làm khi ra trường lại trở thành đề tài “nóng” trong mỗi gia đình, với mỗi học sinh sắp tốt nghiệp Trung học Phổ thông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN