Một trường đại học Úc kiến nghị sửa đổi chính sách nhập cư và visa cho sinh viên quốc tế

Giữa bối cảnh Chính phủ Úc siết chặt chính sách thị thực, Đại học Monash đã đề xuất các sửa đổi quan trọng nhằm bảo vệ những đóng góp của sinh viên quốc tế về mặt kinh tế và đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững cho Úc.

Chú thích ảnh
Khuôn viên Đại học Monash. Ảnh: Monash

Đại học Monash, trường nằm trong top 8 đại học hàng đầu nước Úc và top 42 thế giới, đang là tổ chức dẫn đầu trong việc giải quyết các vấn đề về visa và nhập cư mà sinh viên quốc tế phải đối mặt.

Vừa qua, Đại học Monash đã gửi đề xuất toàn diện lên Ủy ban Thượng viện Điều tra về Dự luật sửa đổi Dịch vụ Giáo dục dành cho Sinh viên Quốc tế (về chất lượng và tính chính trực) năm 2024.    

Nhận thức được những đóng góp quan trọng của sinh viên quốc tế về mặt kinh tế và văn hóa của nước Úc, Đại học Monash đã chủ động tham gia vào việc xây dựng chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và tính toàn vẹn trong lĩnh vực giáo dục quốc tế của Úc.

Một phân tích gần đây của SPP Consulting, được ủy quyền bởi Đại học Monash và Đại học Melbourne cho thấy, sinh viên quốc tế đóng góp 27,4 tỷ đô la Úc hàng năm cho nền kinh tế của bang Victoria, Úc. Chính sách giới hạn tuyển sinh sinh viên vừa được đề xuất có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích kinh tế, nền kinh tế địa phương và các doanh nghiệp nhỏ vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch.  

Phó Hiệu trưởng kiêm Chủ tịch Đại học Monash, Giáo sư Sharon Pickering, nhấn mạnh cam kết của trường trong việc thúc đẩy những thay đổi tích cực: “Đệ trình của chúng tôi phác thảo những sửa đổi mang tính chiến lược đối với Dự luật sửa đổi ESOS nhằm cân bằng nhu cầu tăng trưởng và tính chính trực trong giáo dục quốc tế, đồng thời duy trì giá trị kinh tế và xã hội của các đại học công lập chất lượng cao. Chúng tôi đang tích cực làm việc với các nhà hoạch định chính sách để đảm bảo những cải cách quan trọng này được thực hiện một cách hiệu quả".

Đề xuất của Đại học Monash bao gồm các khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường khung pháp lý và các thỏa thuận phù hợp với từng trường đại học để quản lý việc tuyển sinh sinh viên quốc tế một cách hiệu quả và bền vững. Cách tiếp cận này nhằm mục đích giảm thiểu những hậu quả không lường trước được và duy trì danh tiếng của Úc với vị thế là điểm đến hàng đầu cho giáo dục đại học.

\Phó Chủ tịch Ban Quan hệ Quốc tế Monash, Giáo sư Craig Jeffrey, nhấn mạnh vai trò tích cực của trường trong đối thoại với chính phủ. Ông nhận định Monash đang dẫn đầu trong việc thảo luận với các nhà hoạch định chính sách để giải quyết các tác động tiêu cực tiềm ẩn của việc giới hạn tuyển sinh. Mục tiêu của Monash là đảm bảo tiếng nói của các trường đại học và cộng đồng rộng lớn hơn được lắng nghe. Hơn nữa, sinh viên quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong các chương trình ​​nghiên cứu và nền kinh tế của Monash, và trường cam kết bảo vệ những đóng góp đó.  

Đệ trình của Đại học Monash kêu gọi một cách tiếp cận hợp tác với chính phủ để đạt được sự tăng trưởng bền vững về tuyển sinh sinh viên quốc tế trong khi vẫn duy trì tính chính trực của ngành. Bằng việc dẫn đầu sáng kiến ​​này, Đại học Monash đặt mục tiêu bảo vệ tương lai của ngành giáo dục quốc tế của Australia và duy trì vị thế toàn cầu của trường. 

Lê Vân/Báo Tin tức
Đại học Monash có hiệu trưởng nữ đầu tiên
Đại học Monash có hiệu trưởng nữ đầu tiên

Đại học Monash vừa công bố bổ nhiệm tiến sĩ Megan Clark AC làm Hiệu trưởng tiếp theo, sau quyết định từ chức của hiệu trưởng đương nhiệm, Simon McKeon AO.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN