Kiểm tra đánh giá là khâu đột phá để đổi mới giáo dục toàn diện

Năm học 2024-2025 đánh dấu là năm đầu tiên ngành giáo dục triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đồng bộ ở 12 lớp học. Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường phổ thông liên cấp Edison (Hà Nội và Hưng Yên) cho rằng, kiểm tra đánh giá là khâu then chốt để giải quyết những vấn đề mà Chương trình mới đặt ra.

Video bà Lê Tuệ Minh, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường phổ thông liên cấp Edison (Hà Nội và Hưng Yên) chia sẻ: 

Bà đánh giá như thế nào về chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (Chương trình mới)?  

Có thể nói, Chương trình mới là chương trình khá tiên tiến và cập nhật. Điểm khác biệt căn bản nhất của Chương trình mới so với Chương trình trước đây là chuyển từ giáo dục định hướng kiến thức, kỹ năng sang phát triển năng lực phẩm chất và các kỹ năng cho học sinh.  

Như vậy, bản chất Chương trình mới được xây dựng dựa trên năng lực thực sự cho học sinh thay vì chỉ đánh giá kiến thức nhất định như trước đây. Sách giáo khoa chỉ một trong các nguồn học liệu tham khảo chứ không phải tất cả.  

Triển khai hiệu quả Chương trình mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng toàn ngành Giáo dục. Vậy Trường phổ thông liên cấp Edison sẽ triển khai những nhiệm vụ như thế nào, vừa đáp ứng được khung chương trình chung, vừa thực hiện mục tiêu giáo dục mà Nhà trường đặt ra, thưa bà?  

Đối với Trường liên cấp Edison việc dạy học theo hướng phát triển năng lực được tham khảo rất nhiều nguồn học liệu đa dạng khác nhau và đã diễn ra từ rất lâu. Chẳng hạn, nếu như trước đây, việc kiểm tra đánh giá vẫn còn theo phương pháp cũ thì ở Trường liên cấp Edison đã kiểm tra kiến thức, kỹ năng theo định hướng phát triển năng lực.  

Bởi từ trước khi triển khai Chương trình mới, chúng tôi đã phải chủ động để tạo nên "lối đi riêng", tối ưu hóa từ kết cấu, nội dung, phân phối chương trình, phương pháp giảng dạy và bổ sung nguồn học liệu để đạt hiệu quả phát triển kỹ năng và năng lực thực chất cho học sinh.

Năm học 2024 - 2025 là năm học hoàn thiện khâu cuối cùng kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của Chương trình. Học sinh có thêm động lực để học theo hướng phát triển năng lực chương trình đề ra.

Cũng kể từ năm học này, không chỉ chương trình, toàn bộ hệ thống kiểm tra đánh giá cuối cấp, thi tốt nghiệp THPT đều chuyển sang hướng đánh giá năng lực.

Theo tôi, điểm quan trọng của Chương trình mới là học sinh không chỉ học kiến thức sẵn có mà quan trọng là trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau. Học sinh học liên môn, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế để ra những dự án, sản phẩm thực thụ. Trong quá trình trải nghiệm hình thành năng lực cho mình. Với Trường liên cấp Edison, phương pháp này đã được áp dụng xuyên suốt cả quá trình dạy và học, kể cả kiểm tra đánh giá thường xuyên để định hướng cho việc học tập của học sinh.  

Kiểm tra đánh giá là khâu vô cùng quan trọng vì định hướng mục tiêu học tập của học sinh trong ngắn hạn. Chính vì vậy, nếu đổi mới giáo dục toàn diện, khâu kiểm tra đánh giá là khâu then chốt, quyết định chất lượng chương trình, những hoạt động đổi mới, phương pháp giảng dạy.  

Khi đổi mới kiểm tra đánh giá nghĩa là đổi mới yêu cầu với học sinh, phương pháp giảng dạy của giáo viên. Để phát triển toàn diện và hoàn thành mục tiêu phát triển năng lực của học sinh phải bắt đầu từ chương trình, phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Tất cả điều đó tạo thành khung định hướng cho cả thầy và trò. Mở rộng định nghĩa về chương trình, kiến thức, kỹ năng phẩm chất của mỗi học sinh và hiểu được đâu là năng lực cần thiết để trang bị cho chính mình. Từ đó, người học hình thành tính tự chủ trong tư duy, tính tự học, tự trang bị kiến thức để hình thành năng lực cho mình, chứ không chỉ dừng lại nhiệm vụ trong sách giáo khoa.  

Ngay sách giáo khoa theo Chương trình mới cũng được thiết kế các hoạt động dạy và học theo hướng phát triển năng lực, phần nào hỗ trợ tốt, là căn cứ để các trường triển khai theo hướng phát triển năng lực.  

Đây là năm đầu tiên có kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình mới. Đây là trải nghiệm với các trường học, học sinh. Tôi tin rằng, những năm tới định hướng phát triển năng lực phát triển rõ rệt hơn, được các trường thấu suốt, đưa vào triển khai giảng dạy ở trường một cách khác biệt so với chương trình chỉ định hướng kiến thức, kỹ năng như trước đây.  

Trân trọng cảm ơn bà! 

Chia sẻ báo với chí nhân dịp đầu năm học mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, năm nay, kế hoạch thời gian năm học và các hướng dẫn năm học mới của từng cấp học đã được Bộ ban hành từ rất sớm, trong đó đề cập cụ thể tới từng nhiệm vụ, công việc cần làm và phải làm; bao gồm 2 nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo triển khai hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các lớp cuối cùng của các cấp học, chuẩn bị các điều kiện tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Đặc biệt, quá trình chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần triển khai thử trên phạm vi khá rộng để đánh giá. Do đó, các Sở đã sẵn sàng phương án cho công tác này, đồng thời tập dượt, tránh những rủi ro khi triển khai kỳ thi chính thức.
Lê Vân/Báo Tin tức
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Điều chỉnh kịp thời, phù hợp với Chương trình mới
Thi tốt nghiệp THPT 2025: Điều chỉnh kịp thời, phù hợp với Chương trình mới

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 để lấy ý kiến góp ý và dự kiến ban hành vào tháng 11/2024, nhiều chuyên gia, thầy cô giáo bày tỏ đồng tình với những điểm mới trong dự thảo.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN