Học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học

Tại dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến để hoàn thiện có nội dung học sinh tiểu học có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Đây là một trong những điểm mới của Thông tư sắp ban hành này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến dư luận về Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học, để thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học. Theo Bộ GD&ĐT, sau 10 năm tồn tại, Thông tư số 41 đã có nhiều nội dung không còn phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay, không đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng như yêu cầu của thực tế cuộc sống. 

Chú thích ảnh
Thông tư mới nếu được đồng thuận thì học sinh tiểu học được phép học vượt cấp trong phạm vi cấp học. Ảnh: Trung Nguyên

Bộ GD&ĐT cho biết: Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Thủ tục xem xét đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước.

Thứ nhất, cha mẹ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường. Thứ hai, hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội. Cuối cùng, căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.

Nhà trường quy định nhiệm vụ của học sinh: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà, kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè; chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; Chấp hành trật tự an toàn giao thông; Giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường... Đây là những nội dung được giữ nguyên trong Điều lệ hiện hành.

Dự thảo có bổ sung nhiệm vụ mới, là học sinh phải “biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên”. Các em cần chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt, dự thảo nhấn mạnh nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Đây là yêu cầu quan trọng, là “đích đến” của việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

 

 

Lê Vân (Báo Tin tức)
Học sinh mầm non, tiểu học Hà Nội được đo nhiệt độ ngay từ cổng trường sau kỳ nghỉ vì dịch COVID-19
Học sinh mầm non, tiểu học Hà Nội được đo nhiệt độ ngay từ cổng trường sau kỳ nghỉ vì dịch COVID-19

Sáng 11/5, học sinh mầm non, tiểu học Hà Nội trở lại trường học sau khi nghỉ vì dịch COVID-19. Các công đoạn như xịt cồn rửa tay, đo thân nhiệt, hướng dẫn học sinh lên lớp được thực hiện ngay từ cổng trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN