Căn cứ theo hướng dẫn chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng phương pháp bách phân vị (Percentile Equating) để tìm ra các mức điểm chuẩn tương đương giữa 3 phương thức tuyển sinh của đại học bao gồm: Xét tuyển tài năng, xét điểm thi đánh giá tư duy, xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Bên cạnh đó, Đại học Bách khoa Hà Nội thống kê, phân tích dữ liệu tuyển sinh của 3 năm trở lại đây, các tổ hợp xét tuyển khác nhau, phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT theo các diện, phổ điểm bài thi đánh giá năng lực (TSA), phổ điểm tổ hợp gốc A00 (Toán - Lý - Hóa) để làm căn cứ xác định khoảng phân vị tương quan. Đại học Bách khoa Hà Nội công bố phương án quy đổi điểm chuẩn tương đương giữa các phương thức tuyển sinh hệ chính quy 2025.
Trên cơ sở đó, tổ chuyên gia xây dựng bảng phân vị tương quan giữa các phương thức tuyển sinh đại học của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Theo đó, top % điểm thi tốt nghiệp THPT được tính trên tổng điểm của tổ hợp xét tuyển gốc là A00 (Toán - Lý - Hóa) với các thí sinh có điểm từ mức điểm sàn đến mức cao nhất (30 điểm).
Top % điểm xét tuyển tài năng 1.2 và 1.3 được tính trên tổng số thí sinh có điểm theo phương thức xét tuyển tài năng từ mức điểm sàn đến mức cao nhất (100 điểm); Top % điểm đánh giá tư duy được tính trên tổng số thí sinh có điểm TSA từ mức điểm sàn đến mức cao nhất (100 điểm).
Bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội:
Các giá trị khoảng phân vị cụ thể của bảng sẽ được tính toán dựa theo điểm xét tuyển tài năng, điểm thi TSA, điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển theo các phương thức tuyển sinh tương ứng.
Với các tổ hợp điểm thi tốt nghiệp THPT khác ngoài tổ hợp gốc A00, cũng sẽ được Đại học Bách khoa Hà Nội tính toán dựa theo các mức điểm chênh tương ứng do Bộ GD&ĐT công bố cùng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Từ bảng phân vị tương quan với các giá trị khoảng điểm phân vị cụ thể sẽ thực hiện nội suy hàm quy đổi mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh khác nhau. Theo đó, từ mức điểm chuẩn thuộc khoảng phân vị của phương thức tuyển sinh này sẽ được nội suy tương đương sang mức điểm chuẩn thuộc khoảng phân vị tương ứng với phương thức tuyển sinh khác theo công thức như sau:
Từ công thức trên, Đại học Bách khoa Hà Nội lấy ví dụ kết quả thi năm 2024 để phân tích như sau:
Xây dựng bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh năm 2024 dựa trên các dữ liệu tuyển sinh và kết quả học tập của sinh viên, bảng phân vị tương quan mức điểm chuẩn giữa các phương thức tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội được xác định cụ thể như sau:
Trong năm 2024, điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) của ngành/chương trình MS2 - Kỹ thuật vi điện tử và Công nghệ nano của Đại học Bách khoa Hà Nội theo phương thức đánh giá tư duy là 71.68 điểm (x = 71.68).
Như vậy mức điểm chuẩn này sẽ thuộc khoảng phân vị 3, có giá trị điểm đánh giá tư duy từ [68.55 - 74.77). Khi đó điểm chuẩn tương đương đối với điểm thi tốt nghiệp THPT sẽ thuộc khoảng phân vị tương ứng (khoảng 3) có giá trị điểm thi tốt nghiệp THPT từ [27.14 - 28.04). Từ đó xác định các hệ số quy đổi tương ứng sẽ là: a = 68.55; b = 74.77; c = 27.14; d = 28.04
Áp dụng công thức nội suy tính điểm chuẩn tương đương điểm thi tốt nghiệp THPT y từ điểm chuẩn đánh giá tư duy x = 71.68 sẽ được tính như sau:
Tương tự, tính điểm chuẩn tương đương đối với điểm xét tuyển tài năng diện 1.3 cho chương trình MS2 sẽ thuộc khoảng phân vị tương ứng (khoảng 3) có giá trị điểm xét tuyển tài năng từ [73.87 - 87.20). Khi đó các hệ số quy đổi tương ứng sẽ là: a = 68.55; b = 74.77; c = 73.87; d = 87.20
Áp dụng công thức nội suy tính điểm chuẩn tương đương điểm xét tuyển tài năng diện 1.3 z từ điểm chuẩn đánh giá tư duy x = 71.68 sẽ được tính như sau: