Sáng 22/11, tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 6 giải Ba… cho các tác phẩm xuất sắc tham gia cuộc thi.
Trong tuần qua, nhiều trường học ở Hà Nội đã tổ chức các hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng lũ.
Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.
Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024 chính thức khởi động. Đây là dịp để học sinh chia sẻ, tri ân thầy cô.
Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.
Một số trường đại học top đầu đã dự kiến phương án tuyển sinh năm 2025; theo hướng là giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT; tổ chức kỳ thi riêng và sử dụng kết quả cuộc thi đánh giá năng lực.
Chiều 19/9, tại Hà Nội, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức Lễ phát động Cuộc thi viết "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường" năm 2024.
Để hạn chế tình trạng vượt quá sĩ số/lớp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT về điều lệ trường Tiểu học, Công văn số 3898/BGDĐT-GDTH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học mới 2024 - 2025 đối với bậc Tiểu học.
Hội nghị sơ kết một năm thực hiện chương trình phối hợp giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đã diễn ra ngày 19/9.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, sắp tới, NXB sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ cung ứng sách giáo khoa cho học sinh vùng bị ảnh hưởng bão lũ, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, gây thiệt hại về tài sản. Mưa lớn làm sạt lở nghiêm trọng tại công trình xây dựng nhà lớp học của Trường Trung học cơ sở Lâm Phú, huyện vùng cao Lang Chánh.
Sáng 19/9, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã cho học sinh nghỉ học để ứng phó với bão số 4 dự kiến đổ bộ vào đất liền khu vực miền Trung.
Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 17 tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với mưa bão.
Ngày 18/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn số 5527/BGDĐT-KHTC gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc hỗ trợ học phí cho học sinh tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố hiện có 2.611 cán bộ quản lý ở bậc mầm non, 27.359 giáo viên, 11.458 nhân viên.
Thời điểm này, nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh công bố kết quả xét tuyển bổ sung, với mức điểm ở các ngành tương đương điểm chuẩn ở đợt tuyển chính thức.
Trưa 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng thông báo cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.
Những ngày qua, hàng nghìn giáo viên tại Đắk Lắk bất ngờ và lo lắng trước thông báo truy thu tiền phụ cấp ưu đãi trong nhiều năm. Nguyên nhân do nhiều địa phương đã thực hiện chi trả số tiền phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo vượt mức quy định.
Sau nhiều ngày phải nghỉ học do mưa lũ, trong tuần này, học sinh ở một số địa phương trong tỉnh Ninh Bình bắt đầu đi học trở lại. Các trường học khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa bão, chuẩn bị cơ sở vật chất, chỗ ăn, ở bán trú, đảm bảo điều kiện sẵn sàng đón học sinh quay trở lại trường.
Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi để phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, các cơ sở đào tạo cũng sẽ có những thay đổi trong phương thức tuyển sinh. Trong đó, nhiều trường tốp đầu dự kiến tiếp tục giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông cũng như điều chỉnh tổ hợp xét tuyển.
Ngày 17/9, tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo, do Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức, nhiều đại biểu băn khoăn về tính đồng bộ với các luật hiện hành, cho rằng cần cân nhắc ban hành luật này.