Sau khi nước lũ rút, thực hiện vệ sinh như thế nào là đúng cách?

Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) hướng dẫn chi tiết việc vệ sinh cá nhân đúng cách để phòng bệnh sau mưa lũ.

Chú thích ảnh
Sau lũ, người dân đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Ảnh: TTXVN

Theo Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế, sau khi có bão, lũ xảy ra, người dân rất dễ mắc phải các bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trường, nguồn nước. Vì vậy, người dân cần thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý chất thải y tế, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại các khu vực bị ngập sau khi nước rút.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh cá nhân cũng cần được đảm bảo để phòng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. 

Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện vệ sinh cá nhân thường xuyên, đúng cách như sau:

- Rửa tay với xà phòng, nước sạch trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt cần vệ sinh sau khi tiếp xúc với đồ vật bẩn hay nước bẩn.

- Thực hiện ăn chín, uống chín, sử dụng nước sạch để chế biến thực phẩm.

- Không sử dụng thức ăn đã ôi thiu, thực phẩm quá hạn sử dụng.

- Không sử dụng thịt gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết không rõ nguyên nhân.

- Không ăn rau sống được lấy từ vùng ngập lụt.

- Không bơi lội, tắm, chơi đùa trong nước ngập lụt.

- Sử dụng khăn mặt và quần áo riêng cho mỗi người.

- Không sử dụng đồ ẩm ướt; khăn mặt và quần  áo cần được phơi nắng trước khi sử dụng.

- Khi ngủ cần mắc màn để tránh muỗi đốt.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ (tính đến 6h ngày 15/9)
Cập nhật thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ (tính đến 6h ngày 15/9)

Theo báo cáo, tổng thiệt hại về kinh tế ước tính ban đầu do bão số 3 là hơn 31.596 tỷ đồng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN