Những sai lầm nào trong mua bán, sáp nhập khiến nguy cơ bị phạt tiền tỷ?

Có rất nhiều thương vụ (M&A) – mua bán, sáp nhập doanh nghiệp diễn ra đã “quên” hoặc “bỏ qua” nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, dẫn đến việc bị xử phạt hoặc có nguy cơ bị xử phạt lên đến hàng tỷ đồng. 

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Luật sư điều hành, Giám đốc Công ty Luật TNHH Toàn cầu ATA, Luật Cạnh tranh 2018 nêu: Tập trung kinh tế (TTKT) là thuật ngữ để chỉ các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp hay hoạt động liên doanh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. 

Các hoạt động này thường sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cường tiềm lực, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, tăng thị phần và có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường nên những hoạt động này được xếp vào đối tượng phải được quản lý, giám sát. 

Nghĩa vụ thông báo TTKT sẽ phát sinh khi các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, liên doanh diễn ra giữa các doanh nghiệp có một trong các tiêu chí sau:

Chú thích ảnh
Nghĩa vụ thông báo tập trung kinh tế, tránh những nguy cơ và hệ quả pháp lý có liên quan.

​Theo quy định, các doanh nghiệp có hành vi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT có thể bị phạt tiền, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và/hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể:

Chú thích ảnh
​Những chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT
Chú thích ảnh
Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Luật sư điều hành, Giám đốc Công ty Luật TNHH Toàn cầu ATA

“Trường hợp các doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT và các giao dịch TTKT được thực hiện thuộc diện bị cấm, ngoài bị phạt tiền, các doanh nghiệp có thể sẽ bị áp dụng thêm các hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả như: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã cấp; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc chịu sự kiểm soát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ hoặc các điều kiện giao dịch khác trong hợp đồng của doanh nghiệp”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh nhấn mạnh.

Việc vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT hoặc thực hiện TTKT nếu không hiểu rõ để tuân thủ những điều kiện đặt ra bởi cơ quan thẩm quyền sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng rất lớn. 

Phía ATA đã đưa ra những hiểu lầm thường gặp của doanh nghiệp dẫn đến vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT như: Tái cơ cấu nội bộ giữa các công ty trong cùng hệ thống không phải thông báo TTKT; mua bán từ 50% trở xuống trên tổng số cổ phần, phần vốn góp của công ty mục tiêu thì không cần thông báo TTKT; tổng tài sản của từng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động TTKT dưới 3.000 tỷ đồng sẽ không phải thực hiện thủ tục thông báo TTKT.

Trường hợp nhiều doanh nghiệp hiểu lầm là "chưa phải thông báo TTKT nếu chỉ ký, thực hiện hợp đồng chứ chưa làm thủ tục đăng ký hoặc thay đổi đăng ký kinh doanh" hay nghĩ lầm "chỉ khi thành lập doanh nghiệp liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì mới phải thực hiện thông báo TTKT". 

“Nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm là do nhiều doanh nghiệp vẫn còn quan niệm liên doanh đồng nghĩa với doanh nghiệp liên doanh – từng là một hình thức doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996. Tuy nhiên, quan niệm này là sai lầm vì hình thức doanh nghiệp liên doanh đã không còn được ghi nhận trong Luật Đầu tư mới và khái niệm ‘liên doanh’ trong pháp luật cạnh tranh là hoàn toàn khác”, bà Nguyễn Thị Ngọc Anh nhấn mạnh.

Có thể thấy, không giống như việc xử phạt vi phạm trong các lĩnh vực khác, giá trị phạt tiền đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ thông báo TTKT có thể rất cao, tuỳ thuộc vào giá trị doanh thu mà các doanh nghiệp đạt được trong năm liền kề trước đó. 

“Với những doanh nghiệp có doanh thu trên thị trường liên quan cao đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, mức phạt có thể lên tới hàng tỷ đồng. Thêm vào đó, các doanh nghiệp có thể sẽ phải khắc phục hậu quả dẫn đến thay đổi hoàn toàn chiến lược, kế hoạch hoạt động, từ đó dẫn tới hàng loạt những nguy cơ, ảnh hưởng khác kèm theo”, đại diện ATA khuyến cáo. 

Minh Phương/Báo Tin tức
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập
Mua bán doanh nghiệp M&A trước thách thức hội nhập

Trong bối cảnh M&A (mua bán và sáp nhập) đang trở thành xu hướng phát triển mạnh tại Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài, để tạo sân chơi cho các doanh nghiệp trong nước thì vai trò kết nối thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp rất quan trọng. Đây sẽ là cầu nối để kết nối các doanh nghiệp trong nước với các nhà đầu tư quốc tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN