Mùa dịch ở nhà nhiều, cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ chậm nói?

Bạn đọc hỏi: Mùa dịch, trẻ ít được ra ngoài dễ ảnh hưởng đến tâm lý, nhất là với những trẻ chậm nói, cha mẹ cần làm gì để giúp trẻ phát triển tốt nhất?

Chú thích ảnh
Hỗ trợ điều trị cho trẻ bằng âm ngữ trị liệu. Ảnh: TTXVN

Theo các chuyên gia, với những trẻ khả năng ngôn ngữ chậm, có thể dẫn tới một số kĩ năng khác cũng bị hạn chế theo, như: Trẻ thu mình, không muốn tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhút nhát, không tự tin và có thể ảnh hưởng chỉ số IQ, chỉ số cảm xúc. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ tăng động, giảm chú ý, tư duy logic ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, thậm chí tự kỷ.

Để hỗ trợ cho trẻ bị chậm nói trong mùa dịch, các chuyên gia đã đưa ra giải pháp “kiềng 3 chân” gồm: Tăng tương tác, sinh hoạt điều độ và dinh dưỡng.

Theo Bệnh viện Nhi Trung ương, để hỗ trợ trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ, khi ở nhà cha mẹ cần tăng tương tác với trẻ bằng những cách như:

Diễn tả thành lời những việc cha mẹ làm, giải thích cho trẻ những việc cha mẹ đang làm sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống.

Cha mẹ cùng đọc sách với trẻ, có thể ôm trẻ trong lòng cầm cuốn truyện tranh trên tay để đọc cho trẻ nghe, giúp trẻ làm quen với các từ mới, những vần điệu mới, hiểu rõ hơn về cách mà mọi người nói.

Cha mẹ có thể hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi, đây là cách rất tốt giúp bé ghi nhớ từ mới, dạy trẻ cách phát âm đúng các từ chỉ màu sắc, tên các con thú và nhiều khái niệm đơn giản khác.

Nếu cha mẹ nhận thấy trẻ tiến bộ rất ít trong vòng vài tháng, nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các chuyên gia.

Theo đó, điều quan trọng là cha mẹ cần tăng tương tác với trẻ; tạo điều kiện để trẻ có thể tương tác. Ở nhà bố mẹ thường đoán trước và đáp ứng hết những yêu cầu của trẻ mà không để cho trẻ có cơ hội đòi hỏi yêu cầu của mình qua lời nói, là điều không nên.

Cha mẹ cũng nên cùng con thay đổi những thói quen sinh hoạt xấu như xem tivi quá nhiều, ăn ngủ không theo thời gian nhất định, ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài…

Cùng với đó, cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Phụ huynh không nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bữa ăn của trẻ đảm bảo cân đối các thành phần dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giúp cho não bộ phát triển.

PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết: Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ nói chung và với bé chậm nói nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn 0 - 5 năm đầu đời, bởi việc sản xuất ra tiếng nói cũng phản ánh sự phát triển và tương tác giữa não bộ với cơ quan đích.

Theo đó, cha mẹ cần đảm bảo bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển não bộ của trẻ. Có thể hỗ trợ cho trẻ chậm nói bằng nhiều cách, trong đó có việc bổ sung thành phần Omega (dưỡng chất thiếu yếu cơ thể không tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm) bằng 2 nguồn là Omega động vật và Omega thực vật. Omega động vật chủ yếu từ cá, mỡ của cá, cá biển…; Omega thực vật chủ yếu từ các dầu thực vật, chủ yếu là hạt có dầu như: Dầu lành, hạt chia, hạt óc chó…

TN
Đi bộ trực tuyến 'Thử thách bước chân' giúp trẻ tự kỷ
Đi bộ trực tuyến 'Thử thách bước chân' giúp trẻ tự kỷ

Hưởng ứng tháng Nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ, ngày 6/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức Saigon Children’s Charity (tổ chức phi chính phủ của Anh và hoạt động tại Việt Nam) giới thiệu chương trình đi bộ trực tuyến “Thử thách bước chân” lần thứ 3 với chủ đề “Bước chân vì (trẻ) tự kỷ”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN