Bập bềnh “toilet nổi” trên sông

Sông nước Cửu Long mênh mông quyến rũ đến thế và điểm xuyến cho vè hiền hòa thơ mọng đó là nét đẹp văn hóa sông nước cửa cư dân ở đây. Chợ nổi một nét văn hóa Tây Nam bộ giờ đây càng hấp dẫn du khách hơn khi đến đây du ngoạn đã có chỗ “giải quyết tâm sự” qua “tolet nổi” độc đáo Miền Tây.

 

Một phiên chợ nổi sáng sớm.

 

Chợ nổi Cái Răng độc đáo và phiền lụy

 

Chợ nổi Cái Răng nằm về hướng Nam, cách TP. Cần Thơ chừng 5 km. Ngôi chợ nổi tiếng này là niềm tự hào của bà con trong vùng, nó không những mang đậm nét văn hóa, du lịch đặc trưng của vùng đất Tây Đô mà còn mang đậm sắc thái của vùng sông nước Cửu Long.

 

Sự độc đáo của chợ nổi để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng du khách. Đặc biệt là khách nước ngoài mỗi khi về Tây đô họ đều được hướng dẫn viên du lịch đưa đi tham quan chợ nổi Cái Răng.

 

Chợ vui là thế, độc đáo là thế, nhưng để giải quyết "nhu cầu tế nhị" thì quả là cam go đối với nơi đây.

 

Trước kia chí có ta, đôi lúc còn dễ thông cảm, nay lại thêm cả Tây thì quả là điều phải tính để cho đẹp mặt ta lại vừa lòng người.

 

Anh Ngọc, một người sống lâu ở khu vực chợ nổi Cái răng cho biết: Mua bán ở chợ nổi vào những ngày giáp tết Nguyên đán, hoặc Tết Đoan Ngọ là vui nhất. Vào những ngày thường như hôm nay, ghe xuồng thương hồ buôn bán nhiều vô kể, lượng hàng hóa tăng, thời gian họp chợ lâu hơn...,nên vấn đề “tế nhị” cũng khó khăn hơn.

 

Hàng ngày chợ nổi đón nhận hàng ngàn người đến đây sinh hoạt, buôn bán. Họ ăn uống, mua bán và không chỉ có thói quen xả thác thải xuống sông, mà ngay cả khi có nhu cầu “xả bầu tâm sự”, nhiều người cũng không ngại ngùng đứng áp mạn thuyền “xả” thẳng xuống sông, hoặc ngồi vào một góc khuất nào đó, khuất ở sông nước thì có kín bao giờ.

 

Do vậy bên cạnh sự náo nhiệt mua bán, mời chào ngả giá rôm rả trên dòng nước êm đềm chảy với cảnh thuyền ghe chêm cứng, mấy ai nhìn xuống nước dòng Cửu long đang ngập rác và chất thải xú uế. Đau đầu nhà chức trách và nản lòng du khách đến tham quan là một thực tế buồn gây “bức xúc” những ngày tháng qua ở vùng chợ nổi này...

 

Bức xúc sinh “nhà nổi”

 

Bức xúc trước nhu cầu giải quyết vệ sinh môi trường cho người dân khu vực chợ nổi, một nhóm 4 sinh viên trường Đại học Kiến trúc TP. HCM, trong một lần tham quan chợ Cái Răng đã nảy ra ý tưởng xây nhà vệ sinh nổi trên sông.

 

Sau hơn bốn tháng miệt mài thiết kế, thi công, cuối tháng 5 vừa qua, nhóm sinh viên cùng với nhà tài trợ (Công ty Xi măng Holcim Việt Nam và Công ty CP khoa học công nghệ Petech) tổ chức bàn giao công trình nhà vệ sinh nổi tại chợ nổi Cái Răng cho Ban Quản lý dự án quận Cái Răng, TP. Cần Thơ.

 

Đây là công trình vệ sinh nổi lần đầu tiên có mặt tại vùng ĐBSCL nói chung, TP. Cần Thơ nói riêng. Nhà vệ sinh có diện tích 24m2, kinh phí xây dựng 250 triệu đồng, đáp ứng được tiêu chuẩn của một “công trình xanh”.

 

Theo thiết kế, nhà vệ sinh nổi được đặt trên một bệ nổi. Toàn bộ các thiết bị vệ sinh được vận hành theo qui trình khép kín. 90% công trình sử dụng gạch không nung thân thiện với môi trường. Đồng thời sử dụng điện năng lượng mặt trời để cung cấp ánh sáng và vận hành toàn bộ thiết bị vệ sinh theo một qui trình khép kín, kết hợp với công nghệ xử lý chất thải Biofast không gây mùi hôi, đạt chuẩn quốc tế.

 

Ông Trần Tuấn Trịnh, Giám đốc BQL dự án quận Cái Răng, cho biết từ trước tới giờ chợ nổi Cái Răng không có nhà vệ sinh đạt chuẩn, người dân có thói quen đi vệ sinh trực tiếp xuống sông.

 

Mọi sinh hoạt đời thường, từ tắm giặt, nấu ăn, đi vệ sinh… đều diễn ra trên sông, nên càng lúc nơi đây bị ô nhiễn nặng. Công trình nhà vệ sinh nổi vừa ra đời, tuy còn trong quá trình thử nghiệm, nhưng chắc rằng sẽ làm thay đổi dần thói quen sinh hoạt của người dân, bảo vệ môi trường nước cho cộng đồng, góp phần phát triển du lịch.

 

Trước mắt, ông Trịnh cho biết sẽ hướng dẫn người dân có thói quen vệ sinh đúng nơi, đúng chỗ. BQL sẽ gắn những tấm bảng hướng dẫn “to” để người dân dễ nhận biết, nhằm thay đổi dần ý thức sinh hoạt của bà con.

 

Tuy vậy, ông cũng tỏ ra băn khoăn cho biết ở đây có 3 nhóm đối tượng quen sinh hoạt trên sông: các ghe lớn, đối tượng bán hàng rong (ghe nhỏ) và khách du lịch. Hai nhóm đối tượng sau, theo ông vận động họ sử dụng nhà vệ sinh công cộng khả thi hơn; còn nhóm đầu rất khó yêu cầu họ sử dụng nhà vệ sinh này, vì họ có “toa lét” sẵn trên ghe, mặc dù “toa lét” này cũng xả trực tiếp xuống sông.

 

Bà Hồ Thị Ngọc Dung, khách thương hồ của chợ nổi Cái Răng tỏ ra lạc quan: Công trình nhà vệ sinh nổi rồi đây sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho cái chợ nổi này. Nó sẽ làm thay đổi thói quen sinh hoạt của bà con, bảo vệ nguồn nước trong khu vực.

 

Trong tương lai, ông Trịnh cho biết nếu có nguồn tài trợ và tùy theo nhu cầu thực tế của bà con, BQL sẽ cho xây thêm một vài “nhà nổi” tương tự. Trước mắt “nhà nổi” này chưa thu phí, nhưng trong tương lai BQL cũng tính đến phương án thu phí hợp lý để duy trì hoạt động. Về lâu dài nếu mô hình này mang lại hiệu ứng tốt sẽ được nhân rộng ra các chợ nổi trong vùng.

 

Tuy nhiên ở góc độ người viết chúng tôi suy nghĩ: hiện tại chúng ta có rất nhiều nguyên vật liệu có thể tận dụng được để xây dựng những “tolet” nổi trên sông cho đồng bào không chỉ là ở chợ nổi mà còn ở những khu dân cư khác để góp phần vào việc bảo vệ môi trường nước đang sông Cửu long đang dần bị ô nhiễm.

 

Các nhà nghiên cứu, các cơ quan xí nghiệp chuyên ngành hãy cùng bắt tay vào chế tạo “tolet” nổi có giá bình dân để ững dụng được nhiều hơn. Hiện nay với giá 250 triệu đồng/cái “tolet” nổi không phải ở đâu cũng có thể làm được.

 

Theo Báo Du Lịch

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 5/2012 đạt trên 450.000 lượt người, giảm 25,8% so với tháng 4/2012.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN